Trang chủ Lớp 2 Đạo đức lớp 2 SGK Đạo đức lớp 2 - Kết nối tri thức Bài 1 Câu hỏi Luyện tập trang 47 Đạo đức lớp 2...

Bài 1 Câu hỏi Luyện tập trang 47 Đạo đức lớp 2 (trang 47) Đạo đức lớp 2: Hình ảnh: Trang 47, 48 Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận

Giải Bài 1 Câu hỏi Luyện tập trang 47 SGK Đạo đức lớp 2 (trang 47) – SGK Đạo đức lớp 2 Kết nối tri thức. Tham khảo: Trực quan.

Câu hỏi/Đề bài:

Em đồng tình với cách ứng xử nào trong các tình huống dưới đây? Vì sao?

Hình ảnh: Trang 47, 48 SGK

1. Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.

Cách ứng xử của Hùng:

– Hùng đẩy lại Huy.

– Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy.

Hình ảnh: Trang 48 SGK

2. Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.

Cách ứng xử của Vân:

– Vân ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.

– Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn.

Em còn cách ứng xử nào khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực?

Hướng dẫn:

– Trực quan.

– Phân tích tình huống.

– Thảo luận nhóm/cặp đôi.

– Liên hệ thực tế.

Lời giải:

Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.

Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.

Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.

Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.

– Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.

+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới.