Hướng dẫn soạn Câu hỏi Kết nối đọc – viết trang 24 SGK Văn 12 Kết nối tri thức – Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh). Gợi ý: Dựa vào phần phân tích ở trên và kĩ năng đã được học.
Câu hỏi/Đề bài:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần.
Hướng dẫn:
Dựa vào phần phân tích ở trên và kĩ năng đã được học
Lời giải:
Cách 1
Trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh, nhân vật Kiên được xây dựng là một nhân vật đã từng tham gia chiến tranh nên tâm lí cũng như tinh thần của Kiên đã bị ám ảnh bởi những kí ức đau thương của chiến tranh. Bởi vậy khi nhớ về hình ảnh ấy anh lại bị những dòng kí ức bủa vây và cuốn đi theo mạch kí ức đó. Những lúc như vậy, anh lại ngồi viết, nhưng cách viết của anh đang nương theo những dòng kí ức ấy và câu từ trong bản thảo của anh lộn xộn, không có trình tự, phải chăng Kiên đã rơi vào nỗi bi kịch tinh thần và không thể dứt khỏi kí ức đau buồn chiến tranh. Nhưng hãy nhìn theo một hướng khác, Kiên đã có sự lựa chọn của riêng mình, đó là “nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần”. Khi chúng ta nhớ lại những trải nghiệm, chúng ta không chỉ ghi nhận một phần của quá khứ mà còn tạo ra một liên kết với nó. Qua việc nhớ và viết, Kiên có thể “phục sinh” tinh thần bằng cách tái tạo lại những trải nghiệm, cảm xúc và ý nghĩa của cuộc sống. Việc này giúp chúng ta không chỉ đối diện với những thách thức mà còn tìm ra những ý nghĩa sâu sắc và hướng đi mới trong cuộc sống. Với hoàn cảnh của nhân vật Kiên, anh ta không thể dứt khỏi kí ức chiến tranh, anh ta khó hòa nhập với cộng đồng nhưng có lẽ, việc nhớ và viết chính là phương pháp trị liệu tốt nhất để anh có thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, anh có thể gặp lại đồng đội đã hi sinh, có thể nhớ lại kí ức tươi đẹp và có lẽ, đó là lựa chọn phù hợp với Kiên.
Cách 2:
Trong đoạn trích của tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật Kiên hiện lên là một người mang chồng chất những nỗi đau, cả ở quá khứ và cả ở hiện tại, vậy nhưng Kiên đã lựa chọn nhớ lại và viết về câu chuyện quá khứ để phục sinh về tinh thần. Như nhân vật “tôi” đã nói sau khi đọc số bản thảo tưởng như lộn xộn, khó hiểu của Kiên sau đó chúng ta mới biết rằng đó chính là “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”. Nơi quá khứ đó tưởng như đau đớn nhưng lại chan chứa tình người, ngày son trẻ, trong trắng và chân thành.