Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Kết nối tri thức Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 44 Văn 12 Kết nối...

Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 44 Văn 12 Kết nối tri thức: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó

Gợi ý giải Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 44 SGK Văn 12 Kết nối tri thức – Cảm hoài (Trích Nỗi lòng – Đặng Dung). Gợi ý: Tập trung vào các từ ngữ miêu tả cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ của nhân vật trữ tình.

Câu hỏi/Đề bài:

Nhân vật trữ tình có những cảm xúc , suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó.

Hướng dẫn:

Tập trung vào các từ ngữ miêu tả cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ của nhân vật trữ tình.

Lời giải:

Cách 1

– Đứng trước tình thế loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ nhân vật trữ tình lòng dạ bối rối “việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi” và đó chính là bi kịch của người anh hùng khi trở nên bất lực trước thời cuộc. “Thiên địa nhập hàm ca” biểu lộ một thái độ về sự đảo điên trong cuộc đời . Câu một và câu hai tương phản về mặt ý nghĩa đã nói lên nỗi lòng cảm hoài của nhà thơ

– Hai câu thơ trong phần thực đổi nhau nêu bật “gặp thời” và “thất thế” đối với người anh hùng như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng, xót xa . Gặp thời những kẻ “đổ điếu” cũng dễ dàng làm nên công trạng, sự nghiệp lớn. Ấy vậy mà sau trăm năm đã trôi qua, biết bao vận đổi sao dời mà ba chữ “ẩm hận đa” vẫn làm nhức nhối lòng người – nhức nhối trong lòng nhân vật trữ tình . Đó là nỗi cảm hoài , là nỗi cay đắng của người anh hùng thất thế , lỡ bước, chán trường, bất lực trước cuộc đời ngàn vạn bão giông đang giăng đầy.

Cách 2:

Tình thế ám ảnh khiến nhân vật trữ tình trở nên cô độc, quay lưng với thế sự.

Cách 3:

Câu thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm.