Trang chủ Lớp 12 Văn lớp 12 Soạn văn 12 Cánh diều Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 141 Văn 12 Cánh diều:...

Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 141 Văn 12 Cánh diều: Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách

Soạn văn Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 141 SGK Văn 12 Cánh diều – Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến). Hướng dẫn: Tìm những câu văn sử dụng ngôn ngữ biểu cảm từ đó đưa ra nhận xét.

Câu hỏi/Đề bài:

Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Tìm những câu văn sử dụng ngôn ngữ biểu cảm từ đó đưa ra nhận xét

Lời giải:

Cách 1

-Trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, để phân tích tác động của văn học đối với sự hình thành và phát triển nhân cách văn hóa của con người, tác giả đã đưa triển khai các luận điểm vô cùng cụ thể với các lập luận khi sử phương pháp phân tích văn học, đưa ra các lời nói của nhà triết học, nhà thơ đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể cho từng ý kiến. Cụ thể trong phần 1, khi bàn về sự khác nhau giữa truyền hình và đọc sách:

+ Đưa ra các lập luận về ưu điểm, nhược điểm của việc xem truyền hình và đọc sách

+ Đưa ra ví dụ minh họa cho lập luận về việc khả năng ghi nhớ của xem truyền hình và đọc sách “Cách đây không lâu, tôi xem trên truyền hình bộ phim Tây sương kí lúc xem thấy vui vui, có những đoạn lí thú nhưng xem xong …về câu thơ này”

+ Tác giả sử dụng thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu… để nhấn mạnh sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách từ đó nói về giá trị của việc đọc sách

-Ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản được sử dụng nhiều nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm:

“ Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim, nhưng điểm lại…”, “không phải hình ảnh nghe nhìn mà chữ và ngôn từ mới tạo ra cốt vững chãi cho trí tuệ, “ Và chăng, nói như Mai-a-cốp-xki..”,..

Cách 2:

– Cách lập luận : Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các luận điểm rõ ràng như câu văn “tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học”; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đằng sau mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra dẫn chứng thiết thực, hợp lý. Kết hợp với việc dùng các từ, các câu khẳng định, phủ đinh.Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả.

– Ngôn ngữ biểu cảm : Giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, như kết từ và tình thái từ : Vả chăng, đành rằng, thậm chí, lúc nào cũng, hơn lúc nào hết, quá,….