Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 SGK Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài tập 1 trang 42 Toán 12 tập 2 – Chân trời...

Bài tập 1 trang 42 Toán 12 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Viết phương trình của mặt phẳng: a) Đi qua điểm A 2;0;0 và nhận \vec n = 2;1; – 1 làm vectơ pháp tuyến

Phương trình mặt phẳng đi qua \({M_0}\left( {{x_0}, {y_0}, {z_0}} \right)\) và nhận \(\vec n = \left( {A;B;C} \right)\. Hướng dẫn giải Giải bài tập 1 trang 42 SGK Toán 12 tập 2 – Chân trời sáng tạo – . Viết phương trình của mặt phẳng: a) Đi qua điểm (Aleft( {2;0;0} right)) và nhận (vec n = left( {2;1;…

Đề bài/câu hỏi:

Viết phương trình của mặt phẳng:

a) Đi qua điểm \(A\left( {2;0;0} \right)\) và nhận \(\vec n = \left( {2;1; – 1} \right)\) làm vectơ pháp tuyến.

b) Đi qua điểm \(B\left( {1;2;3} \right)\) và song song với giá của mỗi vectơ \(\vec u = \left( {1;2;3} \right)\) và \(\vec v = \left( { – 2;0;1} \right)\).

c) Đi qua ba điểm \(A\left( {1;0;0} \right)\), \(B\left( {0;2;0} \right)\) và \(C\left( {0;0;4} \right)\).

Hướng dẫn:

a) Phương trình mặt phẳng đi qua \({M_0}\left( {{x_0},{y_0},{z_0}} \right)\) và nhận \(\vec n = \left( {A;B;C} \right)\) làm một vectơ pháp tuyến là \(A\left( {x – {x_0}} \right) + B\left( {y – {y_0}} \right) + C\left( {z – {z_0}} \right) = 0\).

b) Một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là \(\vec n = \left[ {\vec u,\vec v} \right]\). Sau đó viết phương trình mặt phẳng khi biết một điểm đi qua và một vectơ pháp tuyến.

c) Sử dụng phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn.

Lời giải:

a) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A\left( {2;0;0} \right)\) và nhận \(\vec n = \left( {2;1; – 1} \right)\) làm vectơ pháp tuyến là \(2\left( {x – 2} \right) + 1\left( {y – 0} \right) – 1\left( {z – 0} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + y – z – 4 = 0.\)

b) Mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(B\left( {1;2;3} \right)\) và song song với giá của mỗi vectơ \(\vec u = \left( {1;2;3} \right)\) và \(\vec v = \left( { – 2;0;1} \right)\). Do \(\left( P \right)\) song song với giá của \(\vec u\) và \(\vec v\) nên \(\vec u\) và \(\vec v\) là một cặp vectơ chỉ phương của \(\left( P \right)\). Do đó, một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\) là:

\(\vec n = \left[ {\vec u,\vec v} \right] = \left( {2.1 – 3.0;3.\left( { – 2} \right) – 1.1;1.0 – 2.\left( { – 2} \right)} \right) = \left( {2; – 7;4} \right).\)

Phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua \(B\left( {1;2;3} \right)\) và có một vectơ pháp tuyến là \(\vec n = \left( {2; – 7;4} \right)\) là \(2\left( {x – 1} \right) – 7\left( {y – 2} \right) + 4\left( {z – 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x – 7y + 4z = 0.\)