Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 SGK Toán 12 - Cánh diều Bài tập 4 trang 27 Toán 12 tập 1 – Cánh diều:...

Bài tập 4 trang 27 Toán 12 tập 1 – Cánh diều: Tìm tiệm cận đứng, ngang, xiên (nếu có) của đồ thị mỗi hàm số sau: a) y = x/2 – x

Đường thẳng \(y = {y_o}\) được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài tập 4 trang 27 SGK Toán 12 tập 1 – Cánh diều – Bài 3. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Tìm tiệm cận đứng, ngang, xiên (nếu có) của đồ thị mỗi hàm số sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Tìm tiệm cận đứng, ngang, xiên (nếu có) của đồ thị mỗi hàm số sau:

a) \(y = \frac{x}{{2 – x}}\)

b) \(y = \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}}\)

c) \(y = x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}\)

Hướng dẫn:

Đường thẳng \(y = {y_o}\) được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = {y_o}\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } f\left( x \right) = {y_o}\).

Đường thẳng \(x = {x_o}\) được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ – } f\left( x \right) = + \infty \) ,\(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ – } f\left( x \right) = – \infty \),\(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ + } f\left( x \right) = + \infty \),\(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ + } f\left( x \right) = – \infty \).

Đưởng thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) được gọi là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nếu:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f\left( x \right) – \left( {ax + b} \right)} \right] = 0\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {f\left( x \right) – \left( {ax + b} \right)} \right] = 0\).

Lời giải:

a) Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}\).

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = \frac{x}{{2 – x}} = – 1\)

Mặt khác, \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} \frac{x}{{2 – x}} = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{x}{{2 – x}} = – \infty \end{array} \right.\)

Vậy đường thẳng \(y = – 1\) và \(x = 2\) lần lượt là đường tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{x}{{2 – x}}\).

b) Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}} = – \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}} = + \infty \end{array} \right.\)

Mặt khác, \(y = \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}} = 2x – 1 + \frac{1}{{x – 1}}\)

Xét \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {2x – 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{x – 1}} = 0\)

Vậy đường thẳng \(x = 1\) và đường thẳng \(y = 2x – 1\) lần lượt là tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}}\)

c) Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \left( {x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}} \right) = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \left( {x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}} \right) = + \infty \end{array} \right.\).

Xét \[\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {x – 3} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{{x^2}}} = 0\]

Vậy đường thẳng \(x = 0\) và đường thẳng \(y = x – 3\) lần lượt là tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số \(y = x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}\)