Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 63 SBT toán 12 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 5 trang 63 SBT toán 12 – Chân trời sáng tạo: Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’. Gọi O, O’lần lượt là tâm của các hình vuông ABCD và A’B’C’D’; I là giao điểm của AC’ và A’C. Chứng minh rằng

Sử dụng quy tắc hình bình hành. Giải chi tiết Giải bài 5 trang 63 sách bài tập toán 12 – Chân trời sáng tạo – . Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\). Gọi \(O,O’\)lần lượt là tâm của các hình vuông \(ABCD\) và \(A’B’C’D’\); \(I\…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\). Gọi \(O,O’\)lần lượt là tâm của các hình vuông \(ABCD\) và \(A’B’C’D’\); \(I\) là giao điểm của \(AC’\) và \(A’C\). Chứng minh rằng:

a) \(\overrightarrow {OA’} + \overrightarrow {OB’} + \overrightarrow {OC’} + \overrightarrow {OD’} = 4\overrightarrow {OO’} \);

b) \(\overrightarrow {DB} + \overrightarrow {DD’} = 2\overrightarrow {DI} \).

Hướng dẫn:

Sử dụng quy tắc hình bình hành.

Lời giải:

a) \(\overrightarrow {OA’} + \overrightarrow {OB’} + \overrightarrow {OC’} + \overrightarrow {OD’} = \left( {\overrightarrow {OA’} + \overrightarrow {OC’} } \right) + \left( {\overrightarrow {OB’} + \overrightarrow {OD’} } \right) = 2\overrightarrow {OO’} + 2\overrightarrow {OO’} = 4\overrightarrow {OO’} \)

b) Ta có: \(A’B’\parallel C{\rm{D}},A’B’ = C{\rm{D}}\)

Suy ra \(A’B’C{\rm{D}}\) là hình bình hành.

Do đó \(A’C\) và \(B’D\) cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Vì \(I\) là trung điểm của \(A’C\) nên \(I\) là trung điểm của \(B’D\).

Suy ra \(\overrightarrow {DB} + \overrightarrow {DD’} = \overrightarrow {DB’} = 2\overrightarrow {DI} \).