Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 80 SBT toán 12 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 3 trang 80 SBT toán 12 – Chân trời sáng tạo: Cho hai vectơ \overrightarrow a = 2;m + 1; – 1 và \overrightarrow b = 1; – 3;2 . Tìm giá trị nguyên của m\

‒ Sử dụng biểu thức toạ độ của phép trừ vectơ: Nếu \(\overrightarrow u = \left( {{x_1};{y_1};{z_1}} \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {{x_2};{y_2};{z_2}} \right)\. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài 3 trang 80 sách bài tập toán 12 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 2. Cho hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( {2;m + 1; – 1} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {1;…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hai vectơ \(\overrightarrow a = \left( {2;m + 1; – 1} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {1; – 3;2} \right)\). Tìm giá trị nguyên của \(m\) để \(\left| {\overrightarrow b \left( {2\overrightarrow {\rm{a}} – \overrightarrow b } \right)} \right| = 4\).

Hướng dẫn:

‒ Sử dụng biểu thức toạ độ của phép trừ vectơ:

Nếu \(\overrightarrow u = \left( {{x_1};{y_1};{z_1}} \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {{x_2};{y_2};{z_2}} \right)\) thì \(\overrightarrow u – \overrightarrow v = \left( {{x_1} – {x_2};{y_1} – {y_2};{z_1} – {z_2}} \right)\).

‒ Sử dụng biểu thức toạ độ của phép nhân một số với một vectơ:

Nếu \(\overrightarrow u = \left( {{x_1};{y_1};{z_1}} \right)\) thì \(m\overrightarrow u = \left( {m{x_1};m{y_1};m{z_1}} \right)\) với \(m \in \mathbb{R}\).

‒ Sử dụng công thức tính tích vô hướng của hai vectơ \(\overrightarrow u = \left( {{x_1};{y_1};{z_1}} \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {{x_2};{y_2};{z_2}} \right)\):

\(\overrightarrow u .\overrightarrow v = {x_1}.{x_2} + {y_1}.{y_2} + {z_1}.{z_2}\).

Lời giải:

Ta có:

\(\begin{array}{l}2\overrightarrow {\rm{a}} – \overrightarrow b = \left( {2.2 – 1;2\left( {m + 1} \right) – \left( { – 3} \right);2.\left( { – 1} \right) – 2} \right) = \left( {3;2m + 5; – 4} \right)\\\overrightarrow b \left( {2\overrightarrow {\rm{a}} – \overrightarrow b } \right) = 1.3 + \left( { – 3} \right).\left( {2m + 5} \right) + 2.\left( { – 4} \right) = – 6m – 20\\\left| {\overrightarrow b \left( {2\overrightarrow {\rm{a}} – \overrightarrow b } \right)} \right| = 4 \Leftrightarrow \left| { – 6m – 20} \right| = 4 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} – 6m – 20 = 4\\ – 6m – 20 = – 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = – 4\\m = – \frac{8}{3} \notin \mathbb{Z}\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy với \(m = – 4\) thì \(\left| {\overrightarrow b \left( {2\overrightarrow {\rm{a}} – \overrightarrow b } \right)} \right| = 4\).