Đáp án Câu hỏi 6 mục 2 trang 49, SGK lịch sử 12 Cánh Diều – Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ – cứu nước (1954-1975). Tham khảo: Đọc kỹ phần 2e. Giai đoạn 1973-1975 (SGK trang 48).
Câu hỏi/Đề bài:
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm 1975. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam?
Hướng dẫn:
– Đọc kỹ phần 2e. Giai đoạn 1973-1975 (SGK trang 48)
– Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm 1975. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam.
Lời giải:
Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
– Từ năm 1973, miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường chi viện cho chiến trường và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
– Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội: Đến năm 1974, về cơ bản miền Bắc đã khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Cuối năm 1974, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên một số ngành, lĩnh vực đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971. Đời sống nhân dân ổn định.
– Chi viện cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia: – Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội. Đầu năm 1975 tăng thêm vào 57 000 bộ đội. Miền Bắc tăng cường chi viện vật chất – kĩ thuật, bảo đảm đầy đủ nhu cầu cấp bách cho chiến trường miền Nam.
Miền Nam đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
– Từ tháng 3-1973, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973), từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.
– Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 – Phước Long (6-1-1975)..
– Chiến thắng Đường 14 – Phước Long thế hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng, trãi qua ba chiến dịch lớn.
– Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Trưa ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
– Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3-29/3/1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miễn Nam ngay trong năm 1975.
– Chiến dịch Tây Nguyên ( 4/3-24/3/1975): Quân Giải phóng giành thắng lợi trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển rồi sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
– Đại thắng mùa Xuân 1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.