Trang chủ Lớp 12 Hóa học lớp 12 SGK Hóa 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi Hoạt động trang 104 Hóa 12 Kết nối tri thức:...

Câu hỏi Hoạt động trang 104 Hóa 12 Kết nối tri thức: Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá – Chuẩn bị: + Hoá chất: hai đinh sắt mới, dây kẽm, nước máy hoặc nước tự nhiên. + Dụng cụ

Hướng dẫn giải Câu hỏi Hoạt động trang 104 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức – Bài 22. Sự ăn mòn kim loại. Hướng dẫn: Nguyên tắc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng phương pháp điện hoá là gắn lên kim loại.

Câu hỏi/Đề bài:

Bảo vệ sắt bằng phương pháp điện hoá

– Chuẩn bị:

+ Hoá chất: hai đinh sắt mới, dây kẽm, nước máy hoặc nước tự nhiên.

+ Dụng cụ: hai ống nghiệm đánh số (1) và (2).

– Tiến hành:

+ Cho đinh sắt thứ nhất vào ống nghiệm (1).

+ Quấn dây kẽm quanh đinh sắt thứ hai, sau đó cho vào ống nghiệm (2).

+ Thêm nước máy vào mỗi ống nghiệm đến ngập đinh sắt.

+ Để các ống nghiệm trong không khí khoảng 3 ngày.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:

Đinh sắt có gắn kẽm bị ăn mòn nhanh hơn hay chậm hơn định sắt không gắn kẽm? Giải thích.

Hướng dẫn:

Nguyên tắc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng phương pháp điện hoá là gắn lên kim loại cần bảo vệ một kim loại khác hoạt động hoá học mạnh hơn. Khi đó, kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn bị ăn mòn.

Lời giải:

– Đinh sắt có gắn kẽm bị ăn mòn chậm hơn đinh sắt không gắn kẽm.

– Giải thích:

+ Đinh sắt là hợp kim của Fe – C, cây đinh tiếp xúc với dung dịch điện li (oxygen, carbondioxde hòa tan trong nước) tạo pin điện hóa với anode là sắt, cathode là carbon, quá trình ăn mòn điện hóa xảy ra, tạo thành gỉ sắt.

+ Đinh sắt gắn kẽm rồi ngâm chúng trong dung dịch điện li (oxygen, carbondioxde hòa tan trong nước), xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện hóa, kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn, do đó đinh sắt được bảo vệ.