Lời giải Câu hỏi 1 trang 104 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức – Bài 22. Sự ăn mòn kim loại. Gợi ý: Khi để kim loại trong không khí, có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn hoá học.
Câu hỏi/Đề bài:
Một số hiện tượng ăn mòn thép trong đời sống.
a) Thép bị gỉ trong không khí khô.
b) Thép bị gì trong không khí ẩm.
c) Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển.
Hãy cho biết các hiện tượng ăn mòn thép trên thuộc loại ăn mòn hoá học hay ăn mòn điện hoá. Giải thích.
Hướng dẫn:
– Khi để kim loại trong không khí, có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn hoá học. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xảy ra phản ứng oxi hoá – khử trực tiếp giữa kim loại với các chất oxi hoá có trong môi trường.
– Sự ăn mòn điện hóa kim loại xảy ra khi có sự tạo thành pin điện hóa. Điều kiện của quá trình ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau hoặc một kim loại và một phi kim; Chúng tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn điện và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Lời giải:
a) Thép bị gỉ trong không khí khô là ăn mòn hóa học.
→ Sắt trong thép bị oxi hóa trực tiếp bởi oxygen không khí.
b) Thép bị gì trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa.
→ Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác. Không khí ẩm có hoà tan khí CO2, O2,… tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang, thép, làm xuất hiện vô số pin điện hoá mà Fe là cực âm, C là cực dương. Fe và C cùng tiếp xúc với dung dịch điện li, dẫn đến xảy ra ăn mòn điện hóa.
c) Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển là ăn mòn điện hóa.
→ Thép là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác. Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li (nước biển), xuất hiện pin điện hóa với Fe là cực âm, C là cực dương nên hiện tượng ăn mòn điện hóa xảy ra.