Trang chủ Lớp 12 Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 - Cánh diều Hoạt động khám phá 3 trang 72 GDQP 12: Hiện tượng “cực...

Hoạt động khám phá 3 trang 72 GDQP 12: Hiện tượng “cực điểm” là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện “cực điểm” trong quá trình chạy?

Dựa vào nội dung phần 3. Kĩ thuật thở và hiện tượng “cực điểm” trong khi chạy trang 72 SGK Giáo dục quốc phòng và. Hướng dẫn trả lời Hoạt động khám phá 3 trang 72 SGK GDQP 12 – Khám phá 3. Hiện tượng “cực điểm” là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện “cực điểm” trong…

Đề bài/câu hỏi:

Hiện tượng “cực điểm” là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện “cực điểm” trong quá trình chạy?

Hướng dẫn:

Lời giải:

Hiện tượng “cực điểm”

– Hiện tượng “cực điểm” là phản ứng của cơ thể khi người chạy thấy đau tức ở bụng, cơ bắp mệt mỏi (đôi lúc đau nhức), khó thở, nhức đầu, hoa mắt, ủ tai và cử động rất khó khăn. Tuy nhiên, “cực điểm” chỉ là hiện tượng thiếu dưỡng khí, mệt mỏi tạm thời.

– Thời điểm xuất hiện “cực điểm” phụ thuộc một số yếu tố sau:

+ Khoảng cách chạy: Khoảng cách chạy ngắn, cường độ vận động cao thì “cực điểm” xuất hiện sớm; khoảng cách chạy dài, cường độ vận động thấp thì “cực điểm” xuất hiện muộn.

+ Thể lực: Người chạy có thể lực tốt, luyện tập có hệ thống thì “cực điểm” xuất hiện đúng chu kì và chóng qua; người mới tập thì “cực điểm” đến sớm và mệt mỏi kéo dài.

+ Tốc độ chạy: Chạy quá nhanh (cố gắng quá mức) làm cho “cực điểm” xuất hiện sớm và kéo dài; chạy quá chậm (chưa cố gắng), “cực điểm” xuất hiện muộn, thậm chí không cảm thấy rõ rệt.

– Khởi động: Khởi động tốt thì “cực điểm” xuất hiện đúng chu kì và chóng qua; khởi động không tốt làm “cực điểm” xuất hiện sớm.

– Cách khắc phục hiện tượng “cực điểm”: Người chạy cần bình tĩnh, kiên trì, không dừng lại đột ngột mà chủ động giảm tốc độ, kết hợp hít thở sâu, mạnh và thả lòng cơ bắp, đồng thời tiếp tục chạy, hiện tượng “cực điểm” sẽ qua.