Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục II trang 125 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục II trang 125 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên

Lời giải Câu hỏi mục II trang 125 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 123 – 125.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 123 – 125.

Lời giải:

* Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

– Địa hình, đất:

+ Các cao nguyên bể mặt khá bằng phẳng, rộng với đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan → phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Núi cao có cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hóa theo độ cao → phát triển du lịch.

– Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hóa theo mùa rõ rệt → đa dạng hóa cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt và phát triển du lịch.

– Nguồn nước:

+ Nhiều hệ thống sông, có trữ lượng thủy năng lớn → phát triển thủy điện.

+ Nhiều thác, hồ → cảnh quan phát triển du lịch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

– Rừng: Diện tích rừng lớn (năm 2021 chiếm 17,4% diện tích rừng cả nước), tính đa dạng sinh học cao, nhiều loại gỗ quý, nhiều loại cây thân gỗ có giá trị → phát triển lâm nghiệp.

– Khoáng sản: bô-xit với trữ lượng hàng tỉ tấn (chiếm hơn 90% cả nước).

* Thế mạnh về điều kiện kinh tế – xã hội:

– Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ qua đào tạo ngày càng tăng, người dân nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

– Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp khai thác và chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ.

– Nhiều đường lối, chính sách, chương trình và dự án được đầu tư phát triển → thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc, độc đáo gắn với đặc trưng của cộng đồng các dân tộc:

+ Lễ hội, làng nghề truyền thống.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Hạn chế:

– Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu, mùa khô kéo dài làm mực nước ngầm hạ thấp → công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống người dân.

– Tài nguyên rừng suy giảm, làm giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ, đe dọa đến môi trường sống.

– Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là giao thông vận tải và các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục.