Lời giải Câu hỏi mục 1 trang 127 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 125 – 127.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin và hình 23.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 125 – 127.
Lời giải:
– Là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta, chiếm hơn 40 % diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước (2021).
– Một số cây trồng chính của vùng là: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè.
+ Cà phê là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có diện tích và sản lượng luôn dẫn dầu cả nước.
+ Việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến, bảo quản ngày càng tăng nên giá trị của cà phê mang lại lớn và đã góp phần rất lớn đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh trong vùng, nhiều nhất ở Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông.
+ Hồ tiêu ở Tây Nguyên đứng đầu nước ta cả về diện tích và sản lượng (chiếm hơn 2/3 diện tích và sản lượng của cả nước, năm 2021).
+ Hồ tiêu được trồng nhiều ở Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai.
+ Cao su có diện tích lớn thứ hai cả nước.
+ Gia Lai và Đắk Lắk là hai tỉnh trồng nhiều cao su nhất Tây Nguyên.
+ Điều đứng thứ hai cả nước về diện tích, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
– Chè được trồng nhiều ở Lâm Đồng và Gia Lai. Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng đã mang lại hiệu quả.