Lời giải Câu hỏi mục II.1 trang 19 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 18 – 19.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin và hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 18 – 19.
Lời giải:
Tiêu chí |
Đặc điểm |
Giới hạn |
Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. |
Địa hình |
– Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. + Các dãy núi chủ yếu có hướng vòng cung, mở ra về phía bắc và phía đông. + Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn và rất độc đáo. – Đồng bằng Bắc Bộ địa hình thấp, khá bằng phẳng; ở các vùng cửa sông độ cao trung bình là 1 – 2 m. – Phía đông nam là vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, có nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo. Ở Quảng Ninh có kiểu địa hình bờ biển mài mòn – bồi tụ, khu vực cửa sông Hồng có kiểu địa hình bồi tụ. |
Khí hậu |
– Nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. – Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. |
Sông ngòi |
– Mạng lưới sông ngòi có mật độ khá lớn – Hai hướng chính: vòng cung và tây bắc – đông nam, cùng hướng các dãy núi. – Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa. |
Cảnh quan |
– Tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. – Có sự khác biệt về mùa nóng, mùa lạnh. – Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. – Ở vùng núi cao trên 600m xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới. |
Khoáng sản |
– Nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. – Khoáng sản chủ yếu: than, sắt, thiếc, von-phram, chì – kẽm, vật liệu xây dựng… – Vùng thềm lục địa phía đông nam có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng. |