Lời giải Câu hỏi mục I.3 trang 16 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Hướng dẫn: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 16 – 17.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 16 – 17.
Lời giải:
Thiên nhiên nước ta phân hoá theo độ cao, thể hiện rõ rệt nhất ở các yếu tố khí hậu, đất và thực vật, tạo thành các đai cao tự nhiên.
Đai |
Đặc điểm |
Nhiệt đới gió mùa |
– Độ cao TB < 600 – 700m ở miền Bắc và lên đến 900 – 1000m ở miền Nam. – Nền nhiệt độ cao (nhiệt độ TB các tháng mùa hạ > 25°C), lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực. – Các nhóm đất chủ yếu: đất feralit vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ), đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,..). – Các kiểu thảm thực vật chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá, trảng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước,… Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. |
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
– Từ độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam đến độ cao 2600m. – Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ TB các tháng < 25°C; lượng mưa, độ ẩm tăng lên. – Các nhóm đất: + Từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m: đất fe-ra-lit có mùn, chua, tầng đất mỏng. + Từ độ cao trên 1600 – 1700m: đất mùn. – Các kiểu thảm thực vật: + Từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,… + Từ độ cao trên 1600 – 1700m: thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân, cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a. |
Ôn đới gió mùa trên núi |
– Từ độ cao trên 2600m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). – Nhiệt độ TB năm < 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông. – Đất chủ yếu là đất mùn thô. – Thảm thực vật chủ yếu là các loài ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,… |