Giải Câu hỏi mục 2 trang 12 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất – đời sống. Gợi ý: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 11 – 12.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên ở nước ta
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 11 – 12.
Lời giải:
Thành phần |
Đặc điểm |
Địa hình |
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở các quá trình ngoại lực (phong hoá, xâm thực, bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ: – Nhiệt độ, độ ẩm cao → phong hoá nhanh, vỏ phong hoá vụn bở rất dày, dễ thấm nước, tạo điều kiện cho quá trình xâm thực và bồi tụ. – Ở miền núi, xâm thực do mưa và dòng chảy diễn ra mạnh, → địa hình bị chia cắt hiểm trở. – Tại các sườn núi dốc, thường xảy ra hiện tượng: đất trượt, đá lở, lũ quét,… – Trên các vùng đá vôi, quá trình cac-xtơ (xâm thực hoá học và bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ → địa hình cac-xtơ nhiệt đới ẩm độc đáo. – Ở đồng bằng và dọc các thung lũng sông, bồi tụ mạnh, làm tầng trầm tích ngày càng dày thêm, đồng thời diện tích đồng bằng mở rộng về phía biển. |
Sông ngòi |
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở mật độ sông ngòi lớn, sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa và chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa: – Nước ta có mạng lưới sông ngòi với mật độ lớn. – Cả nước có 2 360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. – Tổng lượng dòng chảy lớn, khoảng 839 tỉ m3/năm. – Tổng lượng phù sa hằng năm khoảng 200 triệu tấn. – Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, mùa lũ thường kéo dài 4 – 5 tháng và trùng với mùa mưa, mùa cạn dài 7 – 8 tháng và trùng với mùa khô. + 70 – 80% lượng nước cả năm tập trung vào mùa lũ. + 80 – 90% lượng phù sa hằng năm tập trung vào các tháng mùa lũ. |
Đất |
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở quá trình hình thành đất và các loại đất chính: – Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất chủ đạo ở nước ta, hình thành các loại đất fe-ra-lit đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. – Trên cả nước, nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn nhất, phân bố rất rộng rãi ở cả miền núi và rìa các đồng bằng. – Trong điều kiện nhiệt, ẩm cao và phân mùa nên đất thường có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là ở các vùng đồi núi dốc. Nhiệt và ẩm cao cũng làm cho tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn. |
Sinh vật |
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện chủ yếu ở sự phổ biến của các loài sinh vật nhiệt đới và kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng: – Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm tỉ lệ cao, thực vật gần 70%, điển hình là những cây họ đậu, họ vang, họ dâu tằm, họ dầu,…; động vật đa số là các loài nhiệt đới, điển hình là chim (công, trĩ, gà lôi, vẹt,…), thú (hươu, nai, vượn, khi,…) và nhiều loài bò sát, côn trùng đặc trưng vùng nhiệt đới ẩm. – Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng đặc trưng nhất của tự nhiên Việt Nam. + Thành phần loài đa dạng, nhiều tầng tán và trữ lượng sinh khối lớn nhất cả nước. + Diện tích bị suy giảm mạnh, đang được bảo vệ, khoanh nuôi tự nhiên. |