Lời giải Trắc nghiệm Bài 13. Điện thế và thế năng điện (trang 48, 49, 50, 51, 52) – SBT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Vận dụng lí thuyết công của lực điện.
Câu hỏi/Đề bài:
13.1
Đề bài:
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích
A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
B. không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
C. chỉ phụ thuộc vào độ lớn điện tích.
D. chỉ phụ thuộc vào cường độ điện trường.
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Lời giải:
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích.
Đáp án B
13.2
Đề bài:
Chọn từ/cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống.
điện trường |
âm |
từ trường |
công |
dương |
lực |
thế năng điện |
hiệu điện thế |
Điện thế tại một điểm trong (1)… là đại lượng đặc trưng cho (2) … tại vị trí đó và được xác định bằng (3) … mà ta cần thực hiện để dịch chuyển một đơn vị điện tích (4)… từ vô cực về điểm đó.
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết điện thế
Lời giải:
(1) điện trường; (2) thế năng điện; (3) công; (4) dương.
13.3
Đề bài:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không chính xác?
(1) Công của lực điện bằng độ giảm thế năng điện.
(2) Lực điện thực hiện công dương thì thế năng điện tăng.
(3) Công của lực điện không phụ thuộc vào độ lớn cường độ điện trường.
(4) Công của lực điện khác 0 khi điện tích dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau trên một đường vuông góc với đường sức điện của điện trường đều.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Lời giải:
Các ý sai: (2), (3), (4).
Đáp án C
13.4
Đề bài:
Trong vùng không gian có điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu, xét một điện tích q chuyển động trên đường thẳng vuông góc với các đường sức điện. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện trường sinh công âm trong quá trình điện tích chuyển động.
B. Điện trường sinh công dương trong quá trình điện tích chuyển động.
C. Điện trường không sinh công trong quá trình điện tích chuyển động.
D. Điện trường sinh công dương trên nửa đoạn đường đầu và sinh công âm trên nửa đoạn đường sau.
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Lời giải:
Điện tích chuyển động vuông góc với đường sức điện nên không sinh công.
Đáp án C
13.5
Đề bài:
Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như Hình 13.1. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng?
A.A1>A3
B. A1>A2
C. A2>A3
D. A3>A1
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Lời giải:
Điện tích chuyển động từ A đến B có phương vuông góc với điện trường nên không sinh công do đó A1 = 0.
Điện tích chuyển động từ A đến D cùng hướng với điện trường nên công sinh ra lớn nhất.
Do đó A1<A2<A3
Đáp án D
13.6
Đề bài:
Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như Hình 13.2 (A → Q → N → P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường?
A. AAQ=AQN
B. AAN=ANP
C. AAN=AQN
D. AAQ=AAP
Phương pháp giải
Vận dụng lí thuyết công của lực điện
Lời giải:
AAN=ANP=0 vì hướng dịch chuyển vuông góc với điện trường.
Đáp án B