Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật...

Dàn ý chi tiết Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật Chí Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện Chí Phèo – Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở Giới thiệu về Chí Phèo trước

Đáp án Dàn ý chi tiết Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật Chí – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở Bài

– Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện Chí Phèo

– Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

2. Thân Bài

a. Giới thiệu về Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở:

– Bị bỏ trong lò gạch hoang khi còn đỏ hỏn, được người làng Vũ Đại nuôi lớn, là một anh nông dân hiền lành, lương thiện.

– Đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, bị bà Ba dụ dỗ, bị Bá Kiến ghen nên phải vào tù.

– Sau khi ra tù, Chí đã thay đổi 180 độ, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, chuyên rạch mặt ăn vạ và là tay sai của Bá Kiến.

– Hoàn cảnh gặp gỡ với Thị Nở: Trong cơn say rượu, hắn đã ăn nằm với một người đàn bà ngủ quên bên bờ sông gần nhà.

b. Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

* Sau khi tỉnh dậy:

– Trạng thái: tỉnh rượu, miệng đắng, bủn rủn chân tay, mơ hồ buồn.

– Nhận thức:

+ Về cuộc sống: lần đầu tiên Chí cảm nhận được những âm thanh thường nhật của cuộc sống như tiếng chim hót, tiếng người đi chợ,…

+ Về bản thân: nhìn lại cuộc đời mình, nhớ lại những ước mơ giản dị ngày trước và ý thức được mình đã ở dốc bên kia cuộc đời, sợ cô độc.

→ Sự thay đổi về cảm giác và tư tưởng đã sống dậy ý thức làm người, cũng là lúc Chí nhận ra tình trạng bi đát của cuộc đời mình.

* Khi Chí nhận bát cháo hành từ Thị Nở:

– Cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, hối hận, “mắt hình như ươn ướt”.

– Suy nghĩ: muốn làm hòa, thèm lương thiện.

– Hành động: tỏ tình, cười thật hiền.

→ Bản chất lương thiện của Chí đang trỗi dậy, thắp lên niềm hi vọng về cuộc sống giản đơn, hạnh phúc.

→ Tâm lí tự nhiên, hợp lí thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

* Chí đau đớn, thất vọng khi bị Thị từ chối:

– Lúc đầu: Chí ngạc nhiên, thích chí trước thái độ giận dữ của Thị.

– Khi hiểu rõ sự thật: ngẩn ra, sửng sốt, không nói nên lời, đuổi theo Thị níu lại, nắm lấy tay Thị nhưng bị đẩy ngã xuống đất -> Chí đi uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng đau khổ tuyệt vọng. Hắn khóc rưng rức, xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.

→ Chí Phèo rơi vào bi kịch đau đớn: Bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện, bị đập bỏ giấc mơ hạnh phúc đơn sơ, giản dị.

* Chí Phèo tìm đến cái chết như một sự giải thoát:

– Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến:

+ Lời khẳng định quyết liệt “Tao muốn làm người lương thiện” cũng là tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, bị cự tuyệt quyền làm người như Chí.

+ Câu hỏi chứa đầy uất ước “Ai cho tao lương thiện” mang sự thật phũ phàng vô cùng đau đớn của một con người mà lại không thể sống kiếp người tử tế.

+ Câu khẳng định đầy xót xa “Tao không thể là người lương thiện nữa” đã xác nhận sự thật rằng Chí chẳng thể quay trở lại sống những ngày tháng tươi đẹp, hạnh phúc được nữa.

– Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến: tiêu diệt cái ác và trả thù người đã đẩy mình vào con đường bất lương.

– Hành động Chí Phèo tự sát là lời tố cáo xã hội đầy đanh thép và sâu sắc, là tiếng chuông đòi quyền làm người lương thiện, tử tế

+ Thể hiện sự cùng đường, bế tắc

+ Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời

+ Lời nói của Chí là tiếng kêu cứu nhân phẩm khẩn thiết.

→ Chí Phèo là điển hình cho người lao động nghèo bị tha hóa, là sản phẩm của xã hội thối nát đương thời.

3. Kết Bài

– Khẳng định tài năng của tác giả Nam Cao trong cách xây dựng nhân vật.

– Khẳng định lại cuộc gặp với Thị Nở là một bước ngoặt giúp phần người trong Chí quay trở lại.