Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Kết nối tri thức Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ...

Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới Văn mẫu 11 Kết nối tri thức: Quả thật, tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả bởi chỉ bậc cha mẹ mới là người yêu thương chúng ta vô điều kiện

Trả lời Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ Nắng mới – Văn mẫu 11 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Quả thật, tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả bởi chỉ bậc cha mẹ mới là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Người mẹ sinh ta ra đời, yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn bé bỏng trở thành những chàng trai, cô gái có ích cho xã hội.

Tình cảm thiêng liêng đó đã được thổi hồn vào những câu văn câu thơ dạt dào cảm xúc, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Nắng mới” trích trong tậm “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ nói về nỗi nhớ da diết và tình cảm dâng trào của người con dành cho mẹ mình, nhưng chỉ có thể gặp mẹ trong mơ.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã thể hiện nỗi niềm tiếc thương da diết với mẹ của mình bởi dùng thơ “Tặng hương hồn mẹ”. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rời xa trần thế nhưng tình yêu của bà vẫn còn đọng lại trong tâm trí của tác giả suốt đời. Khổ thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên ẩn chứa nỗi nhớ về những kỷ niệm xưa cùng mẹ:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Cứ hễ “nắng mới” lên là một mùa xuân lại đến. Nắng mới đẹp dịu dàng xua tan đi mùa Đông lạnh giá nhưng lại không thể xua tan đi kỷ niệm xưa. Nắng mới hắt bên song cùng tiếng gà gáy trưa như bản nhạc du dương nhẹ nhàng, yên bình. Nhưng chính cái yên bình đó lại làm cho Lưu Trọng Lư “lòng buồn rượi” nhớ về miền ký ức xưa, “chập chờn” sống lại những ngày còn bên mẹ:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nỗi nhớ mẹ lúc này không còn giấu mình trong ánh nắng mới mà được tác giả thổ lộ trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời” Kí ức về chắc hẳn vẫn đọng lại rõ nét trong tâm trí của nhà thơ, ông vẫn còn nhớ khi ông lên mười, mẹ vẫn còn sống. Ông vẫn còn nhớ chiếc áo mẹ mặc màu đỏ tươi đang đứng phơi quần áo dưới ánh nắng mới êm dịu, dễ chịu.

Hính bóng mẹ còn được lột tả rõ nét hơn ở khổ thơ thứ hai. Nhà thơ khẳng định rằng hình bóng của mẹ “chưa thể xóa mờ”, nó vẫn luôn hiện hữu như thể mẹ vẫn còn đang sống bên cạnh đứa con của mình. Ông vẫn còn “mường tượng” lúc được mẹ bận rộn với công việc nhà, bận rộn chăm sóc cho ông.

Tuy không có câu thơ nào miêu tả rõ hình dáng của người mẹ nhưng chỉ với “nét cười đen nhánh” đã làm cho ta hình dung được mẹ của nhà thơ chắc hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, hiền từ. Và có lẽ vì điều đó làm cho nhà thơ nhớ mãi về mẹ, nhớ cả những điều bình dị mẹ “đứng trước giậu phơi”.

“Nắng mới” của Lưu Trọng Lư với những ngôn từ bình dị nhưng đã gợi lên tình yêu tha thiết của người con đối với người mẹ của mình, từ đó ca ngợi tình mẫu tử cao cả, vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam luôn hết lòng vì gia đình.