Đáp án Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Tảo phát Bạch Đế thành – Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
I. Mở bài
– Lý Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Đường thi. Ông nổi bật với phong cách thơ hào phóng, tuy nhiên lại rất tự nhiên và rất đỗi giản dị.
– Bài thơ “Tảo phát bạch đế thành” của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới. Trên đường đi, ông đã trải qua nhiều khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên như con sông Trường Giang rộng lớn và hùng vĩ, đàn khỉ kêu lúc gần lúc xa và núi non trùng trùng.
II. Thân bài
1.Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
– Với niềm vui sướng của người vừa thoát tội, Lý Bạch chọn khoảng thời gian là buổi sớm mai tươi đẹp: “Triệu từ Bạch Đế thái vân gian” (Dịch: “Sáng từ biệt thành Bạch Đế trong sắc mây rực rỡ”).
– Thành Bạch Đế vốn cao, với Lý Bạch nó càng làm cho hồn thơ được rộng mở bay bổng. Mây trên thành vốn dày, đó là một cảnh đẹp rực rỡ (“thái vân gian” – giữa ngàn mây rực rỡ).
– Bạch Đế cách Giang Lăng đến cả ngàn dặm nhưng con thuyền ông đi: “Một ngày vượt ngàn dặm đến Giang Lăng”. Con thuyền lao đi vun vút. “Khinh chu” tức là con thuyền nhẹ, dễ dàng vượt qua núi non ngàn dặm, quả đúng là con thuyền của một người vừa thoát tội đi đày, tự do, phóng khoáng lao về phía trước.
– Hai bên bờ là tiếng vượn kêu không dứt, cảm tưởng như chúc mừng nhà thơ, không khí trở nên náo nhiêt, rộn ràng…
→ Bức tranh thiên nhiên với núi non sông nước hùng vĩ, có sự xuất hiện của chiếc thuyền làm tâm điểm ở đó ta thấy được tư thế tự do, hiên ngang của con người.
2. Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
– Hình ảnh “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): là hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế (tức là vùng đất Tứ Xuyên ngày nay) đến Giang Lăng (ngày nay là Hồ Bắc). Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bị ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu khổng dứt).
– Hình ảnh “khinh chu” (con thuyền nhẹ): tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vi đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muốn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).
3. Chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
– Chủ đề: lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật, sự giao hòa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên.
– Cảm hứng chủ đạo: tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ, vì lẽ đó mà Lý Bạch được tôn vinh là nhà thơ sơn thủy đại tài của Trung Quốc.
4. Nhận xét:
– Qua việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên trên quãng đường từ Bạch Đế về Giang Lăng, ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ, tâm thế tự do và sự hoàn nhập giữa con người và thiên nhiên tạo nên bức tranh phong cảnh hết sức đẹp và tao nhã.
– Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” – đây là một đặc trưng của Đường thi. Bằng tài năng Lý Bạch, thi phẩm vẫn chính là một giá trị độc đáo, là cánh cửa để người đọc thâm nhập vào thê giới tinh thần riêng biệt của nhà thơ và đồng thời, qua đó cảm nhận được những dư ba khác nhau của tinh thần thời đại.
– Giọng điệu phóng khoáng, hòa sảng, hình ảnh giản dị nhưng mang nhiều ẩn ý.
III. Kết bài
– Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, sự ca ngợi và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ. Vì lẽ đó mà Lí Bạch được tôn vinh là nhà thơ sơn thủy đại tài của Trung Quốc.