Giải Dàn ý chi tiết Phân tích văn bản Tấm lòng người mẹ – Văn mẫu 11 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
I. Mở bài
-Dẫn dắt và giới thiệu về đoạn trích.
-Giới thiệu khái quát về tác giả.
II. Thân bài
1. Khái quát:
a. Tác giả
– V. Huy – go (1802 – 1885) là một nhà văn, chính trị gia thi sĩ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.
– Ông viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, kịch,..
– Các tác phẩm của ông chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học Pháp.
– Về phong cách nghệ thuật, các tác phẩm của V. Huygo là sự kết hợp giữa mỹ học lãng mạn và cảm quan hiện thực sâu sắc.
b. Tác phẩm
– Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm thành công nhất của V.Huy – go. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và chuyển thể nhiều lần.
– Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thuộc phần thứ nhất trong năm phần của tác phẩm.
2. Phân tích:
a. Hoàn cảnh của Phăng – tin:
– Phăng – tin bị đuổi khỏi xưởng vào một ngày cuối đông do mọi người đã biết việc làm “đáng xấu hổ” (có một đứa con gái) của cô.
– Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, không có hơi ấm, không có canh trưa, buổi sáng và buổi chiều liền nhau.
– Bọn chủ nợ giày vò Phăng – tin.
b. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng – tin lần thứ nhất, khiến cô bán đi mái tóc:
– Vợ chồng Tê – nác – đi – ê viết thư thôi thúc Phăng – tin vì thấy tiền gửi thất thường. Chúng lừa cô rằng trời rất rét nên Cô – dét cần chiếc váy len.
– Phăng – tin, vốn rất yêu quý bộ tóc của mình, đã trải qua những đấu tranh, day dứt trong nội tâm:
+ Cô cầm bức thư trên tay cả chiều đến mức nhàu nát.
+ Buổi chiều, Phăng – tin quyết định bán tóc để lấy mười Phờ – răng.
+ Phăng – tin mua một chiếc váy lên và gửi đi mà không biết vợ chồng Tê – nác – đi – ê chỉ cần tiền nên đã lấy chiếc váy cho con gái của chúng mặc.
+ Phăng – tin tự an ủi bản thân rằng nhờ có chiếc váy mà Cô – dét đã ấm áp.
+ Mất đi mái tóc, Phăng – tin đau khổ, không còn chải chuốt được. Chị thù ghét tất cả và đau đớn vì bị đẩy vào đường cùng, trở nên sa đọa.
– Hình ảnh Cô – dét vẫn là niềm an ủi đối với Phăng – tin.
c. Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin lần thứ hai, ép cô gửi bốn mươi phờ – răng. Phăng – tin bán đi hai chiếc răng cửa.
– Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin rằng Cô – dét bị sốt ban, nếu trong tám ngày cô không gửi bốn mươi phờ – răng thì Cô – dét sẽ chết.
– Phăng – tin cố gắng tìm mọi cách để cứu Cô – dét:
+ Chị cười rộ lên như điên vì cuộc sống đã quá khốn khó, không biết lấy đâu ra số tiền lớn ấy.
+ Chị đọc lại bức thư, đi ra phố, vừa đi vừa cười khanh khách. Phăng – tin đã hóa điên vì quá khổ sở.
+ Khi nhận được lời đề nghị của người nhổ răng dạo, ban đầu Phăng – tin rất tức giận. Nhưng cuối cùng, Phăng – tin đã bán đi hai chiếc răng để có được hai đồng vàng gửi cho vợ chồng Tê – nác – đi – ê.
d. Phăng – tin trở nên kiệt quệ. Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin lần thứ ba, đẩy cô vào con đường trở thành gái điếm.
– Căn phòng Phăng – tin ở vô cùng tồi tàn.
– Phăng – tin không biết xấu hổ là gì, cũng không trang điểm làm dáng.
– Vợ chồng Tê – nác – đi ê lại gửi thư cho cô, bắt cô gửi một trăm phờ – răng.
– Phăng – tin đi làm gái điếm, bán cả thân xác và danh dự để cứu con.
3. Tổng kết:
a. Nội dung:
Đoạn trích đã thể hiện tình yêu thương con vô bờ cùng số phận đau khổ của nhân vật Phăng – tin. Phăng – tin sẵn sàng hi sinh cả thân thể và danh dự của mình để cứu con. Đoạn trích cũng cho thấy sự thương cảm của tác giả dành cho số phận khốn khổ của những người dân lao động trong xã hội Pháp thời bấy giờ và phê phán những kẻ lừa đảo, gian ác, xã hội mục ruỗng cướp đi hạnh phúc con người.
b. Nghệ thuật:
– Xây dựng cốt truyện đặc sắc, tình huống truyện éo le để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật.
– Ngôi kể thứ ba khách quan, chân thực.
– Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
– Xây dựng không gian, thời gian gắn với sự thay đổi của nhân vật.
III. Kết bài
-Khẳng định lại vấn đề.