Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Văn mẫu 11 Cánh diều Bài tham khảo Mẫu 3 Phân tích văn bản Tôi có một...

Bài tham khảo Mẫu 3 Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ Văn mẫu 11 Cánh diều: “Tôi có một giấc mơ” (tên gốc tiếng Anh: “I Have a Dream“) là tên phổ biến của bài diễn văn nổi tiếng nhất của Martin Luther King, Jr

Lời giải Bài tham khảo Mẫu 3 Phân tích văn bản Tôi có một giấc mơ – Văn mẫu 11 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

“Tôi có một giấc mơ” (tên gốc tiếng Anh: “I Have a Dream“) là tên phổ biến của bài diễn văn nổi tiếng nhất của Martin Luther King, Jr., khi ông nói, với sức mạnh thuyết phục của tài hùng biện, về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, khi người da trắng và người da đen có thể sống chung hòa thuận như những con người bình đẳng.

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, King đọc bài diễn văn này từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln trong cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do. Đó là thời điểm quyết định cho Phong trào Dân quyền Mỹ.

Khởi đầu với gợi ý đến bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, văn kiện năm 1863 công bố sự tự do cho hàng triệu nô lệ, King đưa ra nhận xét, “nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do.

Khi sắp kết thúc bài diễn văn, King rời bỏ bản thảo soạn sẵn để trình bày một điệp ngữ đầy tính ngẫu hứng, khi ông nhắc đi nhắc lại câu, “Tôi có một giấc mơ”, có lẽ theo yêu cầu của Mahalia Jackson, “Martin, hãy nói cho họ biết về giấc mơ!”

Đây là thời khắc đẩy cảm xúc người nghe lên đỉnh điểm, và khiến nó trở thành phần nổi tiếng nhất của bài diễn văn: King kể cho họ nghe về giấc mơ của ông, phác họa những hình ảnh về sự tự do và bình đẳng đang trỗi dậy từ vùng đất nô lệ và đầy hận thù. “Tôi có một giấc mơ” đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo sự bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng.

Từ thập niên 1960, King đã khởi sự nói về “giấc mơ” khi ông diễn thuyết tại Hiệp hội vì sự Thăng tiến của người Da màu (NAACP) mà ông gọi là “Người da đen và Giấc mơ Mỹ”, trình bày về khoảng cách giữa Giấc mơ Mỹ và cuộc sống thực tế của người Mỹ; ông cho rằng những người ủng hộ thuyết da trắng ưu việt làm tan nát giấc mơ, và thêm rằng “Chính phủ liên bang của chúng ta khoét sâu thêm qua thái độ vô cảm và đạo đức giả, và bởi sự phản bội của họ đối với chính nghĩa của công lý”.

King nhận định, “Có thể lắm người da đen chính là phương tiện Chúa dùng để cứu rỗi linh hồn nước Mỹ.” Tháng 6, 1963 ở Detroit, King cũng nói về một “giấc mơ” khi ông tuần hành trên Đại lộ Woodward với Walter Reuther và Mục sư C. L. Franklin.

Diễn từ King trình bày tại cuộc tuần hành Washington, “Tôi có một giấc mơ”, có vài phiên bản được viết vào những thời điểm khác nhau. Không có một phiên bản độc nhất nhưng là một sự tổng hợp từ vài bản thảo, lúc đầu được gọi là “Normalcy, Never Again”.

Một ít từ bản thảo này cùng một ít từ một bản thảo khác, “Normalcy Speech”, được đem vào bản thảo sau cùng. Một bản thảo “Normalcy, Never Again” được lưu giữ tại Thư viện Robert W. Woodruff của Trung tâm Đại học Atlanta và Đại học Morehouse.

Khi sắp kết thúc bài diễn văn, Tiến sĩ King nghe tiếng kêu to của ca sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc Phúc âm, Mahalia Jackson, từ dưới đám đông, “Hãy bảo cho họ biết về giấc mơ, Martin”. King ngưng đọc bài diễn văn soạn sẵn, và khởi sự “thuyết giảng”, nhấn mạnh đến câu nói cao trào, “Tôi có một giấc mơ”.

Bài diễn văn được phác thảo với sự trợ giúp từ Stanley Levinson và Clarence Benjamin Jones ở Riverdale, Thành phố New York. Jones thuật lại, “việc chuẩn bị hậu cần cho cuộc tuần hành quá nặng nề đến nỗi bài diễn văn không được xem là ưu tiên”, ông thêm, “vào chiều tối thứ Ba, ngày 27 tháng 8 [12 giờ trước khi cuộc tuần hành bắt đầu] Martin vẫn chưa biết phải nói gì”.

Trước đó, King đã ứng dụng thủ pháp điệp ngữ cho câu “Tôi có một giấc mơ” khi diễn thuyết trước cử tọa 25 000 người tại Cobo Hall ở Detroit ngay sau cuộc Diễu hành cho Tự do với sự tham dự của 125.000 người tại Detroit vào ngày 23 tháng 6 năm 1963. Sau cuộc tuần hành tại Washington, một bản thu âm diễn từ của King tại Cobo Hall được phát hành với tiêu đề “The Great March to Freedom”.