Lời giải Câu 2 trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập hai – Thực hành tiếng Việt trang 51. Gợi ý: Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
Câu hỏi/Đề bài:
Chỉ ra cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường và phân tích hiệu quả của cách kết hợp đó ở hai câu sau:
a. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Để khi khoác ba lô lần đầu về đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau.
(Trần Tuấn, Cà Mau)
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để trả lời.
Lời giải:
a. Các cụm từ có cách kết hợp từ không bình thường: “vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi”, “mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”
→ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng cách kết hợp từ độc đáo, tìm ra mối liên hệ giữa những sự vật vốn không liên quan đến nhau. Qua đó, tác giả nhằm làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính, huyền bí, mang đậm chất Huế của dòng sông Hương. Khẳng định đó không chỉ là dòng sông của quá khứ mà còn cả của hiện tại và tương lai.
b. Cụm từ có cách kết hợp không bình thường: “lỏng tay thơ thẩn”
→ Việc sử dụng từ ngữ như vậy nhằm thể hiện mục đích của chuyến đi đến Đất Mũi của tác giả. “lỏng tay thơ thẩn” thể hiện trạng thái buông bỏ tất cả, không đặt ra bất cứ quy tắc, kế hoạch gì. Qua đó, ta thấy được sự phóng khoáng, tự do của tác giả, đến đi một cách tự nhiên, khám phá Cà Mau một cách ngẫu hứng.