Trang chủ Lớp 11 Văn lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Câu 9 trang 106, Văn 11 tập 2: Lập bảng tổng hợp...

Câu 9 trang 106, Văn 11 tập 2: Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến: Đặc điểm

Soạn văn Câu 9 trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai – Ôn tập học kì 2. Hướng dẫn: Dựa vào những tri thức Tiếng Việt để lập bảng tổng hợp điểm đáng lưu ý về một số hiện.

Câu hỏi/Đề bài:

Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến:

– Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường;

– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối;

– Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc;

– Cách nhận biết và cách sửa một số kiểu lỗi về thành phần câu.

Hướng dẫn:

Dựa vào những tri thức Tiếng Việt để lập bảng tổng hợp điểm đáng lưu ý về một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, biện pháp tu từ đối, biện pháp tu từ lặp cấu trúc, một số kiểu lỗi về thành phần câu

Lời giải:

Tri thức Tiếng Việt

Điểm đáng lưu ý

Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

– Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: dùng mới mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt

– Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

– Hiện tượng tách biệt: tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc

Biện pháp tu từ đối

– Thường được dùng trong thơ, văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản.

– Tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Đồng thời có tác dụng giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

– Là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

Cách nhận biết và sửa lỗi thành phần câu

– Lỗi thiếu thành phần câu

– Thiếu thành phần vị ngữ

– Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ

– Không phân định rõ các thành phần câu.

– Sắp xếp sai trật tự thành phần câu