Công thức xác suất của biến cố đối \(P\left( A \right) = 1 – P\left( {\overline A } \right)\. Hướng dẫn giải Bài 8.19 trang 79 SGK Toán 11 tập 2 – Kết nối tri thức – Bài tập cuối Chương 8. Xác suất để người được chọn không thành thạo cả hai thứ tiếng Anh hay Pháp là…
Đề bài/câu hỏi:
Tại một hội thảo quốc tế có 50 nhà khoa học, trong đó có 31 người thành thạo tiếng Anh, 21 người thành thạo tiếng Pháp và 5 người thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chọn ngẫu nhiên một người trong hội thảo.
Xác suất để người được chọn không thành thạo cả hai thứ tiếng Anh hay Pháp là
A. \(\frac{7}{{50}}.\)
B. \(\frac{3}{{50}}.\)
C. \(\frac{9}{{50}}.\)
D. \(\frac{{11}}{{50}}.\)
Hướng dẫn:
Công thức xác suất của biến cố đối \(P\left( A \right) = 1 – P\left( {\overline A } \right)\)
Lời giải:
Gọi E là biến cố “Người không thành thạo cả hai thứ tiếng Anh hay Pháp”.
Khi đó \(\overline E \) là biến cố “Người thành thạo tiếng Anh hoặc Pháp”.
Ta có \(\overline E = A \cup B.\)
\( \Rightarrow P\left( E \right) = 1 – P\left( {\overline E } \right) = 1 – P\left( {A \cup B} \right) = 1 – \frac{{47}}{{50}} = \frac{3}{{50}}\)
Vậy xác suất để người được chọn không thành thạo cả hai thứ tiếng Anh hay Pháp là \(\frac{3}{{50}}.\)
Đáp án B.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi trong các Bài 8.20, 8.21.
Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 23 học sinh thích bóng chuyền,18 học sinh thích bóng rổ, 26 học sinh thích bóng chuyền hoặc bóng rổ hoặc cả hai. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp.