Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 26 trang 108 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri...

Bài 26 trang 108 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri thức: Tìm các giá trị của tham số m để: a) Hàm số f(x) = *20/l/x^2 + 4x + 3/x + 1& khi x ne – 1m^2& khi x =

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) được gọi là liên tục tại \({x_0}\. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 26 trang 108 SGK Toán 11 tập 2 – Kết nối tri thức – Bài tập cuối năm. Tìm các giá trị của tham số (m) để:…

Đề bài/câu hỏi:

Tìm các giá trị của tham số \(m\) để:

a) Hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{x + 1}}}&{{\rm{ khi }}x \ne – 1}\\{{m^2}}&{{\rm{ khi }}x = – 1}\end{array}} \right.\) liên tục tại điểm \(x = – 1\);

b) Hàm số \(g(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2x + m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{khi }}x \le 1}&{\rm{ }}\\{\frac{{{x^3} – {x^2} + 2x – 2}}{{x – 1}}{\rm{ }}\,{\rm{khi }}x > 1}&{}\end{array}} \right.\)liên tục trên \(\mathbb{R}\).

Hướng dẫn:

Hàm số \(y = f\left( x \right)\) được gọi là liên tục tại \({x_0}\) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\)

Lời giải:

a) Ta có

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to – 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to – 1} \frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to – 1} \frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to – 1} \left( {x + 3} \right) = 2\\f\left( { – 1} \right) = {m^2}\end{array}\)

Để hàm số liên tục tại x = – 1 \( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to – 1} f\left( x \right) = f\left( { – 1} \right) \Leftrightarrow {m^2} = 2 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt 2 \)

Vậy \(m \in \left\{ { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}\) thì hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục tại điểm \(x = – 1\).

b)

  • Với \(x\; \in \;\left( {–\infty ;1} \right)\) có \(g\left( x \right) = 2x + m\) liên tục với mọi \(x\; \in \;\left( {–\infty ;1} \right)\)
  • Với \(x\; \in \;\left( {1; + \infty } \right)\) có \(g\left( x \right) = \frac{{{x^3} – {x^2} + 2x – 2}}{{x – 1}}\) liên tục với mọi \(x\; \in \;\left( {1; + \infty } \right)\)
  • Tại x = 1 có

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{{x^3} – {x^2} + 2x – 2}}{{x – 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x – 1} \right)\left( {{x^2} + 2} \right)}}{{x – 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {{x^2} + 2} \right) = 3\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \left( {2x + m} \right) = 2 + m\\g\left( 1 \right) = 2 + m\end{array}\)

Do đó để hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) khi và chỉ khi hàm số liên tục tại x = 1

\( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} g\left( x \right) = g\left( 1 \right) \Leftrightarrow 2 + m = 3 \Leftrightarrow m = 1\)

Vậy m = 1 thì hàm số \(g\left( x \right)\) liên trục trên \(\mathbb{R}\)