Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 2.4 trang 46 Toán 11 tập 1 – Kết nối tri...

Bài 2.4 trang 46 Toán 11 tập 1 – Kết nối tri thức: Trong các dãy số u_n sau, dãy số nào bị chặn dưới, bị chặn trên, bị chặn? a) u_n = n – 1

Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho \({u_n} \le M, \;n \in {N^*}\. Vận dụng kiến thức giải Bài 2.4 trang 46 SGK Toán 11 tập 1 – Kết nối tri thức – Bài 5. Dãy số. Trong các dãy số (left( {{u_n}} right)) sau, dãy số nào bị chặn dưới, bị chặn trên, bị chặn?…

Đề bài/câu hỏi:

Trong các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) sau, dãy số nào bị chặn dưới, bị chặn trên, bị chặn?

a) \({u_n} = n – 1\);

b) \({u_n} = \frac{{n + 1}}{{n + 2}}\);

c) \({u_n} = sin\;n\;\);

d) \({u_n} = {\left( { – 1} \right)^{n – 1}}{n^2}\).

Hướng dẫn:

– Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho \({u_n} \le M,\;n \in {N^*}\)

– Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại một số M sao cho \({u_n} \ge m,\;n \in {N^*}\)

– Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m, M sao cho \(m \le {u_n} \le M,\;n \in {N^*}\)

Lời giải:

a) Ta có: \(n \ge 1\; \Rightarrow n – 1 \ge 0\; \Rightarrow {u_n} \ge 0,\;\forall \;n \in {N^*}\;\)

Do đó, \(\left( {{u_n}} \right)\) bị chặn dưới bởi 0.

\(\left( {{u_n}} \right)\) không bị chặn trên vì không tồn tại số M nào để \(n – 1 < M,\;\forall \;n \in {N^*}\).

b) Ta có:

\(\begin{array}{l}\forall n \in {N^*},{u_n} = \frac{{n + 1}}{{n + 2}} > 0.\\{u_n} = \frac{{n + 1}}{{n + 2}} = \frac{{n + 2 – 1}}{{n + 2}} = 1 – \frac{1}{{n + 2}} < 1,\forall n \in {N^*}\\ \Rightarrow 0 < {u_n} < 1\end{array}\)

Vậy \(\left( {{u_n}} \right)\) bị chặn.

c) Ta có:

\(\begin{array}{l} – 1 \le \sin n \le 1\\ \Rightarrow – 1 \le {u_n} \le 1,\forall n \in {N^*}\end{array}\)

Vậy \(\left( {{u_n}} \right)\) bị chặn.

d) Ta có:

Nếu n chẵn, \({u_n} = – {n^2} < 0\), \(\forall n \in {N^*}\).

Nếu n lẻ, \({u_n} = {n^2} > 0\), \(\forall n \in {N^*}\).

Vậy \(\left( {{u_n}} \right)\) không bị chặn.