Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Vận dụng Bài 2 (trang 95, 96, 97) Toán 11: Khảo sát...

Vận dụng Bài 2 (trang 95, 96, 97) Toán 11: Khảo sát một trường trung học phổ thông, người ta thấy có 20% học sinh thuận tay trái và 35% học sinh bị cận thị

Giải chi tiết Vận dụng Bài 2. Biến cố hợp và quy tắc cộng xác suất (trang 95, 96, 97) – SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: ‒ Sử dụng quy tắc nhân xác suất: Nếu hai biến cố \(A\) và \(B\.

Câu hỏi/Đề bài:

Khảo sát một trường trung học phổ thông, người ta thấy có 20% học sinh thuận tay trái và 35% học sinh bị cận thị. Giả sử đặc điểm thuận tay nào không ảnh hưởng đến việc học sinh có bị cận thị hay không. Gặp ngẫu nhiên một học sinh của trường. Tính xác suất của biến cố học sinh đó bị cận thị hoặc thuận tay trái.

Hướng dẫn:

‒ Sử dụng quy tắc nhân xác suất: Nếu hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right)P\left( B \right)\).

‒ Sử dụng quy tắc cộng cho hai biến cố bất kì: Cho hai biến cố \(A\) và \(B\). Khi đó: \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right)\).

Lời giải:

Gọi \(A\) là biến cố “Học sinh thuận tay trái”, \(B\) là biến cố “Học sinh bị cận thị”.

Vậy \(A \cup B\) là biến cố “Học sinh bị cận thị hoặc thuận tay trái”

Ta có: \(P\left( A \right) = 0,2;P\left( B \right) = 0,35\).

Vì đặc điểm thuận tay nào không ảnh hưởng đến việc học sinh có bị cận thị hay không nên \(A\) và \(B\) độc lập với nhau. Do đó \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,2.0,35 = 0,07\).

Vậy xác suất của biến cố học sinh đó bị cận thị hoặc thuận tay trái là:

\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right) = 0,2 + 0,35 – 0,07 = 0,48\).