Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Thực hành 2 Bài 3 (trang 108, 109) Toán 11: Cho hình...

Thực hành 2 Bài 3 (trang 108, 109) Toán 11: Cho hình chóp S. ABC có A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC. Tìm các đường thẳng lần lượt nằm trong, cắt

Trả lời Thực hành 2 Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song (trang 108, 109) – SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: ‒ Để xác định vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(A’,B’,C’\) lần lượt là trung điểm của \(SA,SB,SC\). Tìm các đường thẳng lần lượt nằm trong, cắt, song song với mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

Hướng dẫn:

‒ Để xác định vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, ta dựa vào số điểm chung của đường thẳng và mặt phẳng đó.

‒ Để xác định đường thẳng song song với mặt phẳng, ta sử dụng định lí 1: Nếu đường thẳng \(a\) không nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) và song song với một đường thẳng \(b\) nào đó nằm trong \(\left( P \right)\) thì \(a\) song song với \(\left( P \right)\).

Lời giải:

\(\begin{array}{l}\left. \begin{array}{l}A \in \left( {ABC} \right)\\B \in \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow AB \subset \left( {ABC} \right)\\\left. \begin{array}{l}B \in \left( {ABC} \right)\\C \in \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow BC \subset \left( {ABC} \right)\\\left. \begin{array}{l}A \in \left( {ABC} \right)\\C \in \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow AC \subset \left( {ABC} \right)\end{array}\)

\(SA \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ A \right\} \Rightarrow SA\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(SB \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ B \right\} \Rightarrow SB\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(SC \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ C \right\} \Rightarrow SC\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(A’B \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ B \right\} \Rightarrow A’B\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(A’C \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ C \right\} \Rightarrow A’C\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(B’A \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ A \right\} \Rightarrow B’A\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(B’C \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ C \right\} \Rightarrow B’C\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(C’A \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ A \right\} \Rightarrow C’A\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(C’B \cap \left( {ABC} \right) = \left\{ B \right\} \Rightarrow C’B\) cắt mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

\(A’\) là trung điểm của \(SA\)

\(B’\) là trung điểm của \(SB\)

\( \Rightarrow A’B’\) là đường trung bình của tam giác \(SAB\)

\(\left. \begin{array}{l} \Rightarrow A’B’\parallel AB\\AB \subset \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow A’B’\parallel \left( {ABC} \right)\)

\(A’\) là trung điểm của \(SA\)

\(C’\) là trung điểm của \(SC\)

\( \Rightarrow A’C’\) là đường trung bình của tam giác \(SAC\)

\(\left. \begin{array}{l} \Rightarrow A’C’\parallel AC\\AC \subset \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow A’C’\parallel \left( {ABC} \right)\)

\(B’\) là trung điểm của \(SB\)

\(C’\) là trung điểm của \(SC\)

\( \Rightarrow B’C’\) là đường trung bình của tam giác \(SBC\)

\(\left. \begin{array}{l} \Rightarrow B’C’\parallel BC\\BC \subset \left( {ABC} \right)\end{array} \right\} \Rightarrow B’C’\parallel \left( {ABC} \right)\)