Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 85 Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng...

Bài 3 trang 85 Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng tạo: Xét tính liên tục của các hàm số sau: a) f x = x/x^2 – 4; b) g x = √9 – x^2

Để tính xét tính liên tục của hàm số, ta tìm những khoảng xác định của hàm số đó. Lời giải Bài 3 trang 85 SGK Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Hàm số liên tục. Xét tính liên tục của các hàm số sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Xét tính liên tục của các hàm số sau:

a) \(f\left( x \right) = \frac{x}{{{x^2} – 4}}\);

b) \(g\left( x \right) = \sqrt {9 – {x^2}} \);

c) \(h\left( x \right) = \cos x + \tan x\).

Hướng dẫn:

Để tính xét tính liên tục của hàm số, ta tìm những khoảng xác định của hàm số đó.

Lời giải:

a) ĐKXĐ: \({x^2} – 4 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \pm 2\)

Vậy hàm số có TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm 2} \right\}\).

Hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{{x^2} – 4}}\) là hàm phân thức hữu tỉ nên nó liên tục trên các khoảng \(\left( { – \infty ; – 2} \right),\left( { – 2;2} \right)\) và \(\left( {2; + \infty } \right)\).

b) ĐKXĐ: \(9 – {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow – 3 \le x \le 3\)

Vậy hàm số có TXĐ: \(D = \left[ { – 3;3} \right]\).

Hàm số \(g\left( x \right) = \sqrt {9 – {x^2}} \) là hàm căn thức nên nó liên tục trên khoảng \(\left( { – 3;3} \right)\).

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ – }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ – }} \sqrt {9 – {x^2}} = \sqrt {9 – {3^2}} = 0 = f\left( 3 \right)\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to – {3^ + }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to – {3^ + }} \sqrt {9 – {x^2}} = \sqrt {9 – {{\left( { – 3} \right)}^2}} = 0 = f\left( { – 3} \right)\)

Vậy hàm số \(g\left( x \right) = \sqrt {9 – {x^2}} \) là liên tục trên đoạn \(\left[ { – 3;3} \right]\).

c) ĐKXĐ: \(\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy hàm số có TXĐ: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}\).

Hàm số \(h\left( x \right) = \cos x + \tan x\) là hàm lượng giác nên nó liên tục trên các khoảng \(\left( { – \frac{\pi }{2} + k\pi ;\frac{\pi }{2} + k\pi } \right),k \in \mathbb{Z}\).