Dựa vào tính chất của hàm lôgarit để tính. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 6 trang 47 SGK Toán 11 tập 2 – Cánh Diều – Bài 3. Hàm số mũ. Hàm số lôgarit. Chỉ số hay độ pH của một dung dịch được tính theo công thức:…
Đề bài/câu hỏi:
Chỉ số hay độ pH của một dung dịch được tính theo công thức: \(pH = – \log [{H^ + }]\). Phân tích nồng độ ion hydrogen \([{H^ + }]\) trong hai mẫu nước sông, ta có kết quả sau: Mẫu 1: \([{H^ + }] = {8.10^{ – 7}}\), Mẫu 2: \([{H^ + }] = {2.10^{ – 9}}\). Không dùng máy tính cầm tay, hãy so sánh độ pH của hai mẫu nước trên.
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất của hàm lôgarit để tính
Lời giải:
+ Mẫu 1: \(pH = – \log [{H^ + }] = – \log \left( {{{8.10}^{ – 7}}} \right) = – \log 8 – \log {10^{ – 7}} = – \log 8 + 7\log 10 = – \log 8 + 7 = – 3\log 2 + 7\)
+ Mẫu 2: \(pH = – \log [{H^ + }] = – \log \left( {{{2.10}^{ – 9}}} \right) = – \log 2 – \log {10^{ – 9}} = – \log 2 + 9\)
Do \(3\log 2 > \log 2 \Rightarrow – 3\log 2 < – \log 2 \Rightarrow – 3\log 2 + 7 < – \log 2 + 7 \Rightarrow – 3\log 2 < – \log 2 + 9\)
=> Độ pH của mẫu 2 lớn hơn độ pH của mẫu 1.