Tính giới hạn bằng phương pháp chia cả tử và mẫu cho \({t^n}\), với n là số mũ cao nhất trong biểu thức. Lời giải Bài 5 trang 72 SGK Toán 11 tập 1 – Cánh Diều – Bài 2. Giới hạn của hàm số. Một công ty sản xuất máy tính đã xác định được rằng,…
Đề bài/câu hỏi:
Một công ty sản xuất máy tính đã xác định được rằng, tính trung bình một nhân viên có thể lắp ráp được \(N\left( t \right) = \frac{{50t}}{{t + 4}}\,\,\left( {t \ge 0} \right)\) bộ phận mỗi ngày sau t ngày đào tạo. Tính \(\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } N\left( t \right)\) và cho biết ý nghĩa của kết quả.
Hướng dẫn:
Tính giới hạn bằng phương pháp chia cả tử và mẫu cho \({t^n}\), với n là số mũ cao nhất trong biểu thức.
Lời giải:
\(\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } N\left( t \right) = \mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \frac{{50t}}{{t + 4}} = \mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \frac{{50t}}{{t\left( {1 + \frac{4}{t}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \frac{{50}}{{1 + \frac{4}{t}}} = \frac{{50}}{{1 + 0}} = 50\)
Vậy khi số ngày đào tạo càng nhiều thì số bộ phận mà trung bình một nhân viên có thể lắp ráp được mỗi ngày tối đa 50 bộ phận.