Tính \(P(A), P(B), P(AB)\) \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right). P\left( B \right)\) suy ra hai biến cố \(A\) và \(B\. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 8.11 trang 51 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 30. Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập. Gieo hai đồng xu cân đối. Xét biến cố \(A\):…
Đề bài/câu hỏi:
Gieo hai đồng xu cân đối. Xét biến cố \(A\): “Cả hai đồng xu đều ra mặt sấp”, \(B\): “Có ít nhất một đồng xu đều ra mặt sấp”. Hỏi \(A\) và \(B\) có độc lập hay không?
Hướng dẫn:
Tính \(P(A),P(B),P(AB)\)
\(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\) suy ra hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau
\(P\left( {AB} \right) \ne P\left( A \right).P\left( B \right)\) suy ra hai biến cố \(A\) và \(B\) không độc lập với nhau
Lời giải:
Tính \(P\left( A \right)\)
Ta có \(\Omega = \left\{ {SS,SN,NS,NN} \right\}\), \(n\left( \Omega \right) = 4\), \(A = \left\{ {SS} \right\},n\left( A \right) = 1\).
Vậy \(P\left( A \right) = \frac{1}{4}\).
Tính \(P\left( B \right)\)
Ta có \(B = \left\{ {SS,SN,NS} \right\}\), \(n\left( B \right) = 3\).
Vậy \(P\left( B \right) = \frac{3}{4}\).
Tính \(P\left( {AB} \right)\)
Ta có \(AB = A \cap B = \left\{ {SS} \right\}\), \(n\left( {A \cap B} \right) = 1\).
Vậy \(P\left( {AB} \right) = \frac{1}{4}\).
Ta có \(P\left( {AB} \right) = \frac{1}{4} = \frac{4}{{16}} \ne P\left( A \right).P\left( B \right) = \frac{1}{4}.\frac{3}{4} = \frac{3}{{16}}\).
Vậy \(A\) và \(B\) không độc lập.