Cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng đầu là \({u_1}\) và công bội q thì số hạng tổng quát \({u_n}\. Hướng dẫn giải Giải bài 2.28 trang 40 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 7. Cấp số nhân. Để tích lũy tiền cho việc học đại học của con gái,…
Đề bài/câu hỏi:
Để tích lũy tiền cho việc học đại học của con gái, cô Hoa quyết định hằng tháng bỏ ra 500 nghìn đồng vào tài khoản tiết kiệm, được trả lãi 0,5% cộng dồn hằng tháng. Cô bắt đầu chương trình tích lũy này khi con gái cô tròn 3 tuổi. Cô ấy sẽ tích lũy được bao nhiêu tiền vào thời điểm gửi khoản tiền thứ 180? Lúc này con gái cô Hoa bao nhiêu tuổi?
Hướng dẫn:
Cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng đầu là \({u_1}\) và công bội q thì số hạng tổng quát \({u_n}\) của nó được xác định bởi công thức \({u_n} = {u_1}.{q^{n – 1}}\) với \(n \ge 2\)
Lời giải:
Gọi \({u_n}\) là số triệu đồng mà cô Hoa có trong chương trình tích lũy gửi lần thứ n (vào đầu tháng thứ n). Kí hiệu \(a = 0,5\) triệu đồng, \(r = 0,5\% \)
Số tiền của cô Hoa trong chương trình ở đầu tháng 1 là: \({u_1} = a\)
Số tiền của cô Hoa trong chương trình ở đầu tháng 2 là: \({u_2} = {u_1}\left( {1 + r} \right) + a\)
Số tiền của cô Hoa trong chương trình ở đầu tháng 3 là:
\({u_3} = {u_2}\left( {1 + r} \right) + a = a{\left( {1 + r} \right)^2} + a\left( {1 + r} \right) + a\)
Tương tự cho các tháng tiếp theo, suy ra số tiền cô Hoa trong chương trình ở đầu tháng n là:
\({u_n} = a{\left( {1 + r} \right)^{n – 1}} + a{\left( {1 + r} \right)^{n – 2}} + … + a\left( {1 + r} \right) + a = a.\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} – 1}}{{1 + r – 1}} = a\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} – 1}}{r}\)
Vào thời điểm gửi khoản tiền thứ 180, cô ấy sẽ tích lũy được số tiền là:
\({u_{180}} = a.\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^{180}} – 1}}{r} = 145,41\) (triệu đồng)
Khi đó, tuổi của con gái cô Hoa là: \(3 + 180:12 = 18\) tuổi