Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 1.54 trang 28 SBT toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 1.54 trang 28 SBT toán 11 – Kết nối tri thức: Cho cos α = 3/4, sin α > 0; sin β = 3/5; β ∈ 9π /2;5π . Hãy tính cos 2α, sin 2α, cos 2β, sin 2β,

Áp dụng công thức góc nhân đôi, công thức cơ bản, công thức cộng: \(\cos 2\alpha = 2{\cos ^2}\alpha – 1\). Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 1.54 trang 28 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 1. Cho \(\cos \alpha = \frac{3}{4},\,\sin \alpha > 0;\,\,\sin \beta = \frac{3}{5};\,\beta \in \left( {\frac{{9\pi }}{2};5\pi } \right)\)….

Đề bài/câu hỏi:

Cho \(\cos \alpha = \frac{3}{4},\,\sin \alpha > 0;\,\,\sin \beta = \frac{3}{5};\,\beta \in \left( {\frac{{9\pi }}{2};5\pi } \right)\).

Hãy tính \(\cos 2\alpha ,\,\,\sin 2\alpha ,\,\,\cos 2\beta ,\,\,\sin 2\beta ,\,\,\cos (\alpha + \beta ),\,\,\sin (\alpha – \beta )\).

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức góc nhân đôi, công thức cơ bản, công thức cộng:

\(\cos 2\alpha = 2{\cos ^2}\alpha – 1\);

\(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha \cos \alpha \);

\({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\);

\(\cos (\alpha + \beta ) = \cos \alpha \cos \beta – \sin \alpha .\sin \beta \);

\(\sin (\alpha – \beta ) = \sin \alpha \cos \beta – \cos \alpha .\sin \beta \).

Lời giải:

Ta có \(\cos 2\alpha = 2{\cos ^2}\alpha – 1 = 2.\frac{9}{{16}} – 1 = \frac{1}{8}.\)

Ta có \({\sin ^2}\alpha = 1 – {\cos ^2}\alpha = 1 – {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} = \frac{7}{{16}}\). Lại do \(\sin \alpha > 0\) nên \(\sin \alpha = \frac{{\sqrt 7 }}{4}\).

Suy ra \(\sin 2\alpha = 2\sin \alpha \cos \alpha = 2.\frac{{\sqrt 7 }}{4}.\frac{3}{4} = \frac{{3\sqrt 7 }}{8}\).

Ta có \(\cos 2\beta = 1 – 2{\sin ^2}\beta = 1 – 2.\frac{9}{{25}} = \frac{7}{{25}}\).

Ta có \({\cos ^2}\beta = 1 – {\sin ^2}\beta = 1 – {\left( {\frac{3}{5}} \right)^2} = \frac{{16}}{{25}}\).

Lại do \(\beta \in \left( {\frac{{9\pi }}{2};5\pi } \right)\) nên \(\cos \beta < 0\), do đó \(\cos \beta = – \frac{4}{5}\). Suy ra

\(\sin 2\beta = 2\sin \beta \cos \beta = 2.\frac{3}{5}.\left( { – \frac{4}{5}} \right) = – \frac{{24}}{{25}}\)

Ta có

\(\cos (\alpha + \beta ) = \cos \alpha \cos \beta – \sin \alpha .\sin \beta = \frac{3}{4}.\left( { – \frac{4}{5}} \right) – \frac{{\sqrt 7 }}{4}.\frac{3}{5} = \frac{{ – 12 – 3\sqrt 7 }}{{20}}.\)

\(\sin (\alpha – \beta ) = \sin \alpha \cos \beta – \cos \alpha .\sin \beta = \frac{{\sqrt 7 }}{4}.\left( { – \frac{4}{5}} \right) – \frac{3}{4}.\frac{3}{5} = \frac{{ – 9 – 4\sqrt 7 }}{{20}}.\)