Sử dụng kiến thức về tính xác suất của biến cố. Giải chi tiết Giải bài 8 trang 102 sách bài tập toán 11 – Chân trời sáng tạo tập 2 – Bài tập cuối chương 9. Một nhóm học sinh gồm 4 bạn nữ và một số bạn nam….
Đề bài/câu hỏi:
Một nhóm học sinh gồm 4 bạn nữ và một số bạn nam. Chọn ra ngẫu nhiên 2 bạn từ nhóm. Biết rằng xác suất để 2 bạn được chọn đều là nam là \(\frac{1}{3}\). Tính xác suất của biến cố “Cả 2 bạn được chọn có cùng giới tính”.
Hướng dẫn:
Sử dụng kiến thức về tính xác suất của biến cố.
Lời giải:
Gọi số bạn nam là n (bạn, n là số tự nhiên). Nhóm học sinh đó có \(n + 4\) (bạn)
Không gian mẫu “Chọn ra ngẫu nhiên 2 bạn từ nhóm”
Số phần tử của không gian mẫu là: \(C_{n + 4}^2\)
Số kết quả thuận lợi của biến cố “2 bạn được chọn đều là nam” là: \(C_n^2\)
Xác suất của biến cố “2 bạn được chọn đều là nam” là: \(\frac{{C_n^2}}{{C_{n + 4}^2}}\)
Vì xác suất để 2 bạn được chọn đều là nam là \(\frac{1}{3}\) nên ta có:
\(\frac{{C_n^2}}{{C_{n + 4}^2}} = \frac{1}{3} \Leftrightarrow \frac{{n!}}{{2!\left( {n – 2} \right)!}}:\frac{{\left( {n + 4} \right)!}}{{2!\left( {n + 4 – 2} \right)!}} = \frac{1}{3}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{n\left( {n – 1} \right)}}{{\left( {n + 3} \right)\left( {n + 4} \right)}} = \frac{1}{3} \Leftrightarrow 3{n^2} – 3n = {n^2} + 7n + 12 \) \( \Leftrightarrow 2{n^2} – 10n – 12 = 0 \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 6\left( {TM} \right)\\n = – 1\left( L \right)\end{array} \right.\)
Số kết quả thuận lợi của biến cố “Cả 2 bạn được chọn có cùng giới tính” là: \(C_4^2 + C_n^2\)
Xác suất của biến cố “Cả 2 bạn được chọn có cùng giới tính” là: \(\frac{{C_4^2 + C_n^2}}{{C_{n + 4}^2}} = \frac{{C_4^2 + C_6^2}}{{C_{10}^2}} = \frac{7}{{15}}\)