Sử dụng kiến thức về số hạng tổng quát của cấp số nhân để tính: Nếu một cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\. Trả lời Giải bài 10 trang 65 sách bài tập toán 11 – Chân trời sáng tạo tập 1 – Bài tập cuối chương 2. Một khay nước có nhiệt độ ({20^0}C) được đặt vào ngăn đá của tủ lạnh. Cho biết sau mỗi giờ,…
Đề bài/câu hỏi:
Một khay nước có nhiệt độ \({20^0}C\) được đặt vào ngăn đá của tủ lạnh. Cho biết sau mỗi giờ, nhiệt độ của nước giảm đi 25%. Tính nhiệt độ khay nước đó sau 4 giờ.
Hướng dẫn:
Sử dụng kiến thức về số hạng tổng quát của cấp số nhân để tính: Nếu một cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có số hạng đầu \({u_1}\) và công bội q thì số hạng tổng quát \({u_n}\) của nó được xác định bởi công thức: \({u_n} = {u_1}.{q^{n – 1}},n \ge 2\).
Lời giải:
Gọi \({u_n}\) là nhiệt độ của khay nước sau \(n – 1\) giờ \(\left( {^0C} \right)\) với \(n \in \mathbb{N}*\)
Theo đầu bài ta có:
\({u_1} = 20;{u_2} = 20 – 20.25\% = 20.75\% ;{u_3} = 20.75\% .75\% = 20.{\left( {75\% } \right)^2};…\)
Suy ra, dãy \(\left( {{u_n}} \right)\) lập thành một cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = 20\) và công bội \(q = 75\% \).
Số hạng tổng quát của cấp số nhân là: \({u_n} = 20.{\left( {75\% } \right)^{n – 1}}\) \(\left( {^0C} \right)\)
Vậy sau 4 giờ thì nhiệt độ của khay nước là: \({u_5} = 20.{\left( {75\% } \right)^4} \approx 6,{33^0}C\)