Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 36 trang 78 SBT toán 11 – Cánh diều: Một chất...

Bài 36 trang 78 SBT toán 11 – Cánh diều: Một chất điểm chuyển động theo phương trình s t = 1/3/t^3 – 3t^2 + 8t + 2, trong đó t > 0, t tính bằng giây

Vận tốc tức thời của chuyển động \(s = s\left( t \right)\) tại thời điểm \(t\) là: \(v\left( t \right) = s’\left( t \right). \. Hướng dẫn giải Giải bài 36 trang 78 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 3. Đạo hàm cấp 2. Một chất điểm chuyển động theo phương trình \(s\left( t \right) = \frac{1}{3}{t^3} – 3{t^2} + 8t + 2,\…

Đề bài/câu hỏi:

Một chất điểm chuyển động theo phương trình \(s\left( t \right) = \frac{1}{3}{t^3} – 3{t^2} + 8t + 2,\) trong đó \(t > 0,{\rm{ }}t\) tính bằng giây, \(s\left( t \right)\) tính bằng mét. Tính gia tốc tức thời của chất điểm:

a) Tại thời điểm t = 5 (s).

b) Tại thời điểm mà vận tốc tức thời của chất điểm bằng \( – 1{\rm{ m/s}}.\)

Hướng dẫn:

Vận tốc tức thời của chuyển động \(s = s\left( t \right)\) tại thời điểm \(t\) là: \(v\left( t \right) = s’\left( t \right).\)

Gia tốc tức thời của chuyển động \(s = s\left( t \right)\) tại thời điểm \(t\) là:\(s”\left( t \right).\)

Lời giải:

Ta có: \(s\left( t \right) = \frac{1}{3}{t^3} – 3{t^2} + 8t + 2\)

Vận tốc tức thời của chuyển động \(s = s\left( t \right)\) tại thời điểm \(t\) là:

\(v\left( t \right) = s’\left( t \right) = {t^2} – 6t + 8.\)

Gia tốc tức thời của chuyển động \(s = s\left( t \right)\) tại thời điểm \(t\) là:

\(s”\left( t \right) = v’\left( t \right) = 2t – 6.\)

a) Gia tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm \(t = 5\left( {\rm{s}} \right)\) là:

\(s”\left( 5 \right) = v’\left( 5 \right) = 2.5 – 6 = 4\left( {{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}} \right).\)

b) Thời điểm mà vận tốc tức thời của chất điểm bằng \( – 1{\rm{ m/s}}\) thỏa mãn phương trình: \({t^2} – 6t + 8 = – 1 \Leftrightarrow {\left( {t – 3} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow t = 3\left( {\rm{s}} \right).\)

Gia tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm mà vận tốc tức thời của chất điểm bằng \( – 1{\rm{ m/s}}\) là: \(s”\left( 3 \right) = v’\left( 3 \right) = 2.3 – 6 = 0\left( {{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}} \right).\)