Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 16 trang 19 SBT toán 11 – Cánh diều: Một lớp...

Bài 16 trang 19 SBT toán 11 – Cánh diều: Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có 25 học sinh thích chơi cầu lông, 20 học sinh thích chơi bóng bàn

Xác định số phần tử của không gian mẫu. Xác định số phần tử của các biến cố. Giải chi tiết Giải bài 16 trang 19 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 2. Biến cố hợp và biến cố giao. Biến cố độc lập. Các quy tắc tính xác suất. Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có 25 học sinh thích chơi cầu lông…

Đề bài/câu hỏi:

Một lớp học có 40 học sinh, trong đó có 25 học sinh thích chơi cầu lông, 20 học sinh thích chơi bóng bàn, 12 học sinh thích chơi cả cầu lông và bóng bàn. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh. Tính xác suất của các biến cố:

a) A: “Học sinh được chọn thích chơi cầu lông”;

b) B: “Học sinh được chọn thích chơi bóng bản”;

c) C: “Học sinh được chọn vừa thích chơi cầu lông vừa thích chơi bóng bàn”;

d) D: “Học sinh được chọn thích chơi ít nhất một trong hai môn thể thao là câu lông hoặc bóng bàn”.

Hướng dẫn:

– Xác định số phần tử của không gian mẫu.

– Xác định số phần tử của các biến cố.

Lời giải:

Mỗi cách chọn 1 học sinh từ 40 học sinh trong lớp cho ta một tổ hợp chập 1 của 40 phần tử. Do đó, không gian mẫu Ω gồm các phần tử chập 1 của 40 phần tử và \(n\left( \Omega \right) = C_{40}^1 = 40.\)

a) Số các kết quả thuận lợi cho biến cố A là \(n\left( A \right) = C_{25}^1 = 25.\)

Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{25}}{{40}} = \frac{5}{8}.\)

b) Số các kết quả thuận lợi cho biến cố B là \(n\left( B \right) = C_{20}^1 = 20.\)

Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{20}}{{40}} = \frac{1}{2}.\)

c) Số các kết quả thuận lợi cho biến cố C là \(n\left( C \right) = C_{12}^1 = 12.\)

Xác suất của biến cố C là: \(P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{12}}{{40}} = \frac{3}{{10}}.\)

d) Ta thấy \(D = A \cup B,{\rm{ }}C = A \cap B.\)

\( \Rightarrow P\left( D \right) = P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {A \cap B} \right) = \frac{5}{8} + \frac{1}{2} – \frac{3}{{10}} = \frac{{33}}{{40}}.\)