Giải chi tiết Câu hỏi Bài 7. Phép đồng dạng (trang 30, 31) – Chuyên đề học tập Toán 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Phép biến hình f gọi là phép đồng dạng tỉ số k (k >.
Câu hỏi/Đề bài:
Phép dời hình và phép vị tự tỉ số t có phải là các phép đồng dạng hay không? Nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Phép biến hình f gọi là phép đồng dạng tỉ số k (k > 0) nếu với hai điểm bất kì M, N có ảnh lần lượt là M’, N’ ta có: \(M’N’ = k.MN\)
Lời giải:
+ Phép dời hình cũng là phép đồng dạng với tỉ số k = 1.
Thật vậy, ta chứng minh như sau:
Cho hai điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của nó qua phép dời hình. Khi đó M’N’ = MN (phép dời hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì). Do đó, M’, N’ là ảnh của hai điểm M, N bất kì qua phép đồng dạng tỉ số 1.
+ Phép vị tự với tỉ số k là phép đồng dạng với tỉ số đồng dạng \(\left| k \right|\).
Thật vậy, ta chứng minh như sau:
Cho hai điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của nó qua phép vị tự tỉ số k. Khi đó \(\overrightarrow {M’N’} = k\overrightarrow {MN} \). Do đó, M’, N’ là ảnh của hai điểm M, N bất kì qua phép đồng dạng tỉ số \(\left| k \right|{\rm{ }}\left( {\left| k \right| > 0} \right).\)