Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 2 trang 29 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời...

Bài 2 trang 29 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo: Cho hai tam giác đều ABC và AB’C’ như Hình 9. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’. Chứng minh ∆AMN đều

Tam giác cân có một góc bằng \({60^o}\) là tam giác đều. Hướng dẫn giải Giải bài 2 trang 29 Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo – Bài 5. Phép quay – Chuyên đề học tập Toán 11 Chân trời sáng tạo. Cho hai tam giác đều ABC và AB’C’ như Hình 9. Gọi M,…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hai tam giác đều ABC và AB’C’ như Hình 9. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’. Chứng minh ∆AMN đều.

Hướng dẫn:

Tam giác cân có một góc bằng \({60^o}\) là tam giác đều.

Lời giải:

Do DABC là tam giác đều nên \(AB{\rm{ }} = {\rm{ }}AC\) và \(\widehat {BAC} = 60^\circ \)

Do DAB’C’ là tam giác đều nên \(AB'{\rm{ }} = {\rm{ }}AC’\) và \(\widehat {{\rm{B’}}AC’} = 60^\circ \)

Ta có phép quay tâm A, góc quay 60° biến:

⦁ Điểm B thành điểm C;

⦁ Điểm B’ thành điểm C’.

Do đó ảnh của đoạn thẳng BB’ qua phép quay tâm A, góc quay 60° là đoạn thẳng CC’.

Mà M, N lần lượt là trung điểm của BB’, CC’ (giả thiết).

Do đó phép quay tâm A, góc quay 60° biến điểm M thành điểm N.

Suy ra \(AM{\rm{ }} = {\rm{ }}AN\) và \(\widehat {MAN} = \left( {AM,AN} \right) = 60^\circ \)

DAMN có \(AM{\rm{ }} = {\rm{ }}AN\) và \(\widehat {MAN} = 60^\circ \) ° nên là tam giác đều.

Vậy ∆AMN đều.