Đáp án Câu hỏi trang 16 Bài 2. Cân bằng trong dung dịch nước SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base trong dung dịch.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 2.7, cho biết khoảng pH thấp nhất và cao nhất ở các cơ quan trong hệ tiêu hóa của con người. |
Hướng dẫn:
pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base trong dung dịch.
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
Lời giải:
– Khoảng pH thấp nhất ở khoang dạ dày (pH 1,5 – 3,5).
– Khoảng pH cao nhất ở ruột già (pH 7,9 – 8,5).
Câu hỏi 2: Đất chua là đất có độ pH dưới 6,5. Để cải thiện đất trồng bị chua, người nông dân có thể bổ sung chất nào trong các chất sau vào đất: CaO, P2O5? Giải thích. |
Hướng dẫn:
pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base trong dung dịch.
Môi trường acid: pH < 7
Môi trường trung tính: pH = 7
Môi trường base: pH > 7
Lời giải:
Đất chua có độ pH < 6,5; Đất chua có môi trường acid. Để cải thiện đất chua, người nông dân cần bổ sung các chất khi tan trong nước phân li ra (OH–) để trung hòa bớt lượng (H+) trong đất.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH–
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
H3PO4 → H+ + H2PO4–
Vậy người nông dân có thể bổ sung CaO vào đất để khử chua đất.
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 2.8, trình bày sự chuyển đổi màu sắc của các chất chỉ thị acid – base trong các dung dịch có độ pH khác nhau. |
Hướng dẫn:
Chất chỉ thị acid – base là chất có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch.
Lời giải:
– Giấy pH:
+ pH < 7: Màu đỏ nhạt dần khi pH tăng.
+ pH = 7: Màu vàng.
+ pH >7: Màu xanh đậm dần khi pH tăng.
– Dung dịch phenolphthalein:
+ pH ≤ 7: Không đổi màu.
+ pH > 7: Màu hồng.
– Quỳ tím:
+ pH < 4,5: Màu đỏ.
+ pH > 8,3: Màu hồng.