Trả lời Câu 2.5 Bài 2. Cân bằng trong dung dịch nước (trang 9, 10, 11, 12) – SBT Hóa 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: pH = -lg[H+]. Với [H+] là nồng độ ion H+ trong dung dịch.
Câu hỏi/Đề bài:
Tại khu vực bị ô nhiễm, pH của nước mưa đo được là 4,5 còn pH của nước mưa tại khu vực không bị ô nhiễm là 5,7. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Nồng độ ion H+ trong dung dịch nước mưa bị ô nhiễm là 10-4,5.
B. Nồng độ ion H+ trong dung dịch nước mưa không bị ô nhiễm là 10-5,7.
C. Nồng độ ion H+ trong nước mưa bị ô nhiễm thấp hơn so với trong nước mưa không bị ô nhiễm.
D. Nồng độ ion \[{\rm{O}}{{\rm{H}}^ – }\] trong nước mưa bị ô nhiễm thấp hơn hơn so với trong nước mưa không bị ô nhiễm.
Hướng dẫn:
pH = -lg[H+]. Với [H+] là nồng độ ion H+ trong dung dịch.
Nếu [H+] = 10-a (M) thì pH = a.
Lời giải:
Tại khu vực bị ô nhiễm, nước mưa có \[{\rm{pH}} = 4,5 \Rightarrow [{{\rm{H}}^ + }] = {10^{ – 4,5}}({\rm{M}}) \Rightarrow [{\rm{O}}{{\rm{H}}^ – }] = \frac{{{{10}^{ – 14}}}}{{{{10}^{ – 4,5}}}} = {10^{ – 9,5}}({\rm{M}})\]
Tại khu vực không bị ô nhiễm, nước mưa có\[{\rm{pH}} = 5,7 \Rightarrow [{{\rm{H}}^ + }] = {10^{ – 5,7}}({\rm{M}}) \Rightarrow [{\rm{O}}{{\rm{H}}^ – }] = \frac{{{{10}^{ – 14}}}}{{{{10}^{ – 5,7}}}} = {10^{ – 8,3}}({\rm{M}})\]
Ta thấy nồng độ ion H+ trong nước mưa bị ô nhiễm (10-4,5) cao hơn so với trong nước mưa không bị ô nhiễm (10-5,7).
→ Chọn C.