Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SBT Hóa 11 - Kết nối tri thức Câu 10.16 Bài 10 (trang 39, 40, 41, 42, 43) SBT Hóa...

Câu 10.16 Bài 10 (trang 39, 40, 41, 42, 43) SBT Hóa 11: Hãy giải thích: a) Tại sao liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị?

Hướng dẫn giải Câu 10.16 Bài 10. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (trang 39, 40, 41, 42, 43) – SBT Hóa 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy giải thích:

a) Tại sao liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị?

b) Tại sao các phân tử hợp chất hữu cơ thường dễ nóng chảy, dễ bay hơi và ít tan trong nước?

c) Tại sao phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm?

Hướng dẫn:

a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các phi kim.

b) Liên kết giữa các phân tử kém bền nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Các phân tử không phân cực kém tan trong nước.

c) Phân tử hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm cấu trúc tương tự nên khả năng phản ứng ở các nhóm tương tự nhau.

Lời giải:

a) Liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị vì loại nguyên tố cấu thành hợp chất hữu cơ chủ yếu là các nguyên tố phi kim (C, H, O, N,…).

b) Phân tử hợp chất hữu cơ thường dễ nóng chảy, dễ bay hơi (nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp) do liên kết giữa các các phân tử hợp chất hữu cơ (các phân tử cộng hoá trị) là liên kết hydrogen hoặc tương tác Van der Waals kém bền. Phần nhiều các phân tử hợp chất hữu cơ ít tan trong nước vì là các hydrocarbon không phân cực hoặc các hợp chất chứa nhóm chức mang gốc hydrocarbon lớn không phân cực.

c) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm do trong phân tử hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm cấu trúc tương tự, có khả năng phản ứng tương tự. Ví dụ: Phân tử methane có bốn liên kết C-H tương tự, nên có thể thế lần lượt các nhóm này (bằng chlorine chẳng hạn) tạo nhiều sản phẩm gồm CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 và CCl4.