Lời giải Câu 3.16 Bài 3. pH của dung dịch. Chuẩn độ acid – base (trang 10, 11, 12, 13) – SBT Hóa 11 Cánh diều. Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức về phương trình phân li của CO2 trong nước.
Câu hỏi/Đề bài:
Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng khoảng 20% trong thế kỉ qua. Giả sử các đại dương của Trái Đất tiếp xúc với khí CO2 trong khí quyển, lượng CO2 tăng lên có thể có ảnh hưởng gì đến pH của các đại dương trên thế giới? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng gì đến cấu trúc đá vôi (chủ yếu là CaCO3) của các rạn san hô và vỏ sò biển?
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về phương trình phân li của CO2 trong nước
Lời giải:
CO2 hòa tan trong nước như sau:
CO2 + H2O\( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)H2CO3
H2CO3 + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) H3O+ + HCO3–
Vậy nên khi nồng độ CO2 tăng, thì sẽ làm tăng tính acid của nước biển, làm giảm pH của nước biển. Các rạn san hô và vỏ sò sẽ bị hòa tan dần.