Giải chi tiết Câu hỏi mục 3 trang 39 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 6. Ý tưởng – cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Hướng dẫn: Đọc trường hợp và chỉ ra những năng lực trong kinh doanh của Ông H trong trường hợp đó.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Ông H đã thể hiện những năng lực nào trong kinh doanh?
2/ Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào khác? Vì sao?
3/ Dựa trên những năng lực cần thiết của người kinh doanh vừa phân tích, em hãy tự nhận xét năng lực kinh doanh của bản thân.
Hướng dẫn:
1/ Đọc trường hợp và chỉ ra những năng lực trong kinh doanh của Ông H trong trường hợp đó.
2/ Nêu được những năng lực cần có khác của người kinh doanh. Giải thích.
3/ Dựa trên những năng lực cần thiết của người kinh doanh vừa phân tích, tự nhận xét năng lực kinh doanh của bản thân.
Lời giải:
1/ Những năng lực của ông H:
– Năng lực chuyên môn, thể hiện ở việc, ông H đã có kiến thức, kĩ năng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô, xe máy.
– Năng lực lãnh đạo, thể hiện qua việc, ông H luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh.
– Năng lực quản lí, thể hiện ở việc: ông H đã xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.
– Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thể hiện qua việc: ông đã tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp.
2/ Những năng lực cần có khác của người kinh doanh là:
– Năng lực tiên liệu, dự báo
Để thích nghi với môi trường kinh doanh không ngừng vận động và biến đổi, đòi hỏi người kinh doanh phải có phán đoán tốt, có tầm nhìn. Khi là nhà kinh doanh, bạn phải hiểu biết sâu sắc và tiên liệu về thị trường, đồng vốn, tiếp thị,… Đặc biệt trong những điều kiện phải đối đầu với những thách thức lớn.
– Năng lực tự làm chủ bản thân
Một trong những khả năng quan trọng của người kinh doanh là tự làm chủ bản thân. Nhà kinh doanh không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có năng lực quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà kinh doanh có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với những người xung quanh và nhận được sự tôn trọng từ họ.
– Năng lực hoạch định nguồn nhân lực
Trong một tập thể, một cá nhân không thể đảm nhận hết mọi công việc, cần có sự phân chia hợp lý để mọi hạng mục công việc, dự án đều được hoàn thành đúng tiến độ. Lúc này, năng lực hoạch định, sử dụng nguồn nhân lực của nhà kinh doanh cần được phát huy.
– Năng lực lập kế hoạch toàn diện
Với sự thay đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc định hướng phát triển hiệu quả. Khi đó, nhà quản trị cần lên kế hoạch một cách toàn diện để phổ biến đến đội ngũ nhân viên một cách rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng.
3/ Bản thêm em có năng lực trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm handmade từ len. Vì:
– Bản thân em đã có sẵn một số lợi thế nội tại về: đan móc các sản phẩm bằng len; có sự hỗ trợ (cả về vốn và nguồn nhân lực) từ người thân trong gia đình.
– Trong 2 năm trở lại đây, các sản phẩm handmade từ len được thị trường đón nhận khá tích cực, nhờ sự sáng tạo, đẹp, độc, lạ mà những sản phẩm gia công hàng loạt không bao giờ có được. Đặc biệt, vốn đầu tư cho việc kinh doanh đồ handmade rất ít, rủi ro thấp. Đa phần, những món đồ kinh doanh handmade đều do người bán trực tiếp thực hiện mà không qua các khâu trung gian.
– Trong quá trình làm ra sản phẩm và kinh doanh, em đã sáng tạo ra một số sản phẩm mới như: thú cưng bằng len, bình hoa bằng len,… hoặc kết hợp bán bộ dụng cụ hướng dẫn làm đồ móc bằng len: len, móc, kéo, kim. chỉ, nơ, ngọc trai,… nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của các khách hàng.