Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2 trang 38 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 2 trang 38 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Theo em, có những điều kiện thuận lợi nào đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D? 2/ Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh

Giải chi tiết Câu hỏi mục 2 trang 38 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 6. Ý tưởng – cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Gợi ý: Đọc tiếp câu chuyện của chị D và chỉ ra có những điều kiện thuận lợi đối với công.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của chị D và trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, có những điều kiện thuận lợi nào đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D?

2/ Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chị D trong việc thực hiện cơ hội kinh doanh cây cảnh mini, em hãy đánh giá đây có phải là cơ hội tốt không. Vì sao?

3/ Việc xác định, đánh giá đó có vai trò thế nào đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D?

Hướng dẫn:

1/ Đọc tiếp câu chuyện của chị D và chỉ ra có những điều kiện thuận lợi đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D.

2/ Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chị D trong việc thực hiện cơ hội kinh doanh cây cảnh mini, đánh giá cơ hội kinh doanh của chị. Giải thích.

3/ Chỉ ra vai trò của việc xác định, đánh giá đó đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D.

Lời giải:

1/ Những điều kiện thuận lợi đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D là:

– Nhu cầu chơi cây cảnh mini của các bạn sinh viên ngày càng lớn. Do đó, hoạt động kinh doanh này có tính bền vững.

– Chị D đã có kiến thức và kĩ năng chuyên môn, gia đình chị D lại có mảnh vườn để chị D thực hiện ý tưởng sản xuất. Vì vậy, hoạt động kinh doanh này có thể duy trì lâu dài.

– Chị D đã có một nguồn vốn nhất định, có kinh nghiệm nên hoạt động kinh doanh này có thể mang lại lợi nhuận cho chị.

– Và khu vực xung quanh trường chưa có ai bán mặt hàng cây cảnh mini, chị D hầu như không có đối thủ cạnh tranh, đây là thời điểm kinh doanh phù hợp.

2/ Chị D có cơ hội kinh doanh tốt, vì ý tưởng kinh doanh của chị D có nhiều điểm mạnh và cơ hội hơn so với điểm yếu và thách thức. Cụ thể:

– Điểm mạnh là chị D đã có lợi thế nội tại về: kĩ năng, chuyên môn; địa bàn sản xuất…

– Có nhiều cơ hội thuận lợi từ bên ngoài, như: lượng khách hàng dồi dào, có nhu cầu ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh và chị có sự hỗ trợ kĩ thuật từ phía thầy cô.

– Một số điểm yếu và thách thức chị D cần lưu ý, như: ý tưởng thiết kế, trang trí các tiểu cảnh; sự xuất hiện của các đối thủ kinh doanh khác… Tuy nhiên, những điểm yếu và thách thức này không quá lớn, có thể được khắc phục được.

3/ Việc xác định, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D:

– Khi nhận thấy điểm mạnh và cơ hội lớn hơn điểm yếu và thách thức, chị D có thể quyết định thực hiện ý tưởng kinh doanh.

– Ngược lại, khi nhận thấy điểm yếu và thách thức lớn hơn, chị D có thể lựa chọn việc: suy nghĩ, cân nhắc thêm để cải tiến ý tưởng hoặc cũng có thể dừng lại, từ bỏ ý tưởng.