Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 3 phần a trang 137 Giáo dục Kinh tế...

Câu hỏi mục 3 phần a trang 137 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: Trường hợp 1 Đi làm về, ông T phát hiện trong nhà mất chiếc xe đạp. Nghi ngờ ông K – người cùng xóm lấy xe đạp của mình

Trả lời Câu hỏi mục 3 phần a trang 137 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tham khảo: Đọc các trường hợp và chỉ ra được hậu quả của hành vi các nhân vật trong những trường hợp.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Đi làm về, ông T phát hiện trong nhà mất chiếc xe đạp. Nghi ngờ ông K – người cùng xóm lấy xe đạp của mình, ông T đã tự ý phá khoá, đột nhập vào nhà ông K để lục soát, nhưng bị ông K phát hiện. Sau đó, ông K đã làm đơn tố giác hành vi vi phạm của ông T. Ông T đã bị Toà án xét xử, tuyên phạt một năm cải tạo không giam giữ về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

Trường hợp 2

Bà V cho chị H thuê nhà trong vòng hai năm với giá thuê là 10 triệu đồng/tháng, đặt cọc 20 triệu đồng. Do chị H chậm thanh toán tiền năm ngày nên bà V đề nghị chị H ra khỏi nhà, đồng thời giữ lại toàn bộ tiền cọc chị đã thanh toán.

Theo em, hành vi của các nhân vật trong những trường hợp trên gây ra hậu quả gì?

Hướng dẫn:

Đọc các trường hợp và chỉ ra được hậu quả của hành vi các nhân vật trong những trường hợp trên gây ra.

Lời giải:

– Trường hợp 1: Hành vi của ông T gây ra các hậu quả sau: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông K bị xâm phạm; hậu quả pháp lí đối với chính ông T: bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

– Trường hợp 2: Hành vi của bà V xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, gây thiệt hại về tài sản cho chị H.