Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1 trang 136 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1 trang 136 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: THÔNG TIN 1 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp

Giải Câu hỏi mục 1 trang 136 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Hướng dẫn: Đọc thông tin, trường hợp và cho biết việc làm của A có phù hợp với quy định pháp.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN 1

Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

THÔNG TIN 2

Điều 12 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định: “Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở.”

Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định: “Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.”

Trường hợp

A và B là bạn thân đã lâu. Nhà của A rất gần nhà của B nên mỗi khi rảnh rỗi A thường sang chơi. Một hôm, A sang nhà B như thường lệ, thấy không có ai ở nhà, cửa lại không khoá, nên A đã tự ý mở cửa vào nhà, lên phòng của B để đọc truyện.

– Theo em, việc làm của A có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không? Vì sao?

– Em biết quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Hướng dẫn:

– Đọc thông tin, trường hợp và cho biết việc làm của A có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không và giải thích.

– Nêu được những quy định khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Lời giải:

– Theo em việc làm của bạn A là sai quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bởi vì trong điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

– Quy định khác về xâm phạm chỗ ở Hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015. Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể được thực hiện như:

+ Khám xét trái phép chỗ ở của người khác.

+ Đuổi họ ra khỏi chỗ ở của họ.

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ.

+ Và những hành vi khác xâm phạm đến chỗ ở của công dân.